Hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng: Quyết tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, bứt phá

DNVN – Với tính chất là mô hình hoạt động mới, sáng tạo nên hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường không ổn định, gặp nhiều rủi ro nên rất cần có sự hỗ trợ để khởi nghiệp thành công...

Lâm Đồng: Trao giải cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần thứ I / Lâm Đồng: Ý tưởng khởi nghiệp “thăng hoa” trong... im lặng

Như Doanh nghiệp Việt Nam đã thông tin, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Để làm rõ đối tượng và phương thức hỗ trợ của Đề án này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

PV: Xin ông khái quát đôi nét về hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua?

- Ông Phạm S: Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hình thành gắn với hình thành một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, như: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Đà Lạt, Vườn ươm khởi nghiệp và sáng tạo thuộc Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cuộc họp về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (Ảnh: VH)

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cuộc họp về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân (Ảnh: VH)

Tuy nhiên, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp này mới đi vào hoạt đng, chưa có liên kết của các thành phần khác nhau để trở thành hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp; kết qu chủ yếu chỉ là khơi gợi tinh thần khởi nghiệp thông qua việc tổ chức mt s lớp tập huấn về khởi sự kinh doanh, tổ chức cuộc thi khởi nghiệp... chưa có các hoạt đng hỗ trợ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, các hoạt động chưa mang tính đột phá... chưa thực hiện được việc kết nối nhà tư vấn, nhà đầu tư, quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, các tổ chức này còn sơ khởi, không có nhân sự chuyên trách, kinh phí và cơ sở vật chất hoạt đng rất hạn chế; chưa có không gian làm việc chung cho cng đồng khởi nghiệp; chưa có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho bộ phận thiết kế, thử nghiệm…

PV: Đây là lý do cần thiết để tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, phải không, thưa ông?

- Ông Phạm S: Đúng vậy. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập để thực hiện ý tưởng, khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Đây là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển nhanh và phù hợp định hướng phát triển kinh tế tri thức của đất nước.

 

Ông S tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của một bạn trẻ khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng (Ảnh: VH)

Ông Phạm S tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của một bạn trẻ khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tại hội chợ nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh: VH)

Tuy nhiên, với tính chất là mô hình hoạt động mới, sáng tạo nên hoạt động thường không ổn định, gặp nhiều rủi ro nên rất cần có sự hỗ trợ để khởi nghiệp thành công; đồng thời hướng đến mục tiêu tạo cơ hội cho một thế hệ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có hàm lượng khoa học cao, từng bước chủ động tham gia thị trường khoa học công nghệ; đáp ứng quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế... đó chính là mấu chốt để tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.

PV: Đối tượng và điều kiện để được hỗ trợ từ Đề án này như thế nào, thưa ông?

 

- Ông Phạm S: Đó là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Hỗ trợ DNNVV và quy định của pháp luật về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng được hỗ trợ theo Đề án này.

Điều kiện và phương thức thực hiện lựa chọn đối tượng hỗ trợ là thực hiện theo Khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV và quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ. Danh mục các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nội dung hỗ trợ do UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt và công bố công khai.

Trong giai đoạn 2019-2025, tỉnh sẽ hỗ trợ 30 dự án của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, 2019-2020: 5 dự án; 2020-2023: 10 dự án; 2023-2025: 15 dự án).

Công tác hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng bước đầu có những kết quả tích cực nhưng cần đột phá hơn hơn nữa, nhất là công tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (Ảnh: VH)

Công tác hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh Lâm Đồng bước đầu có những kết quả tích cực nhưng cần đột phá hơn, nhất là trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (Ảnh: VH)

 

Bên cạnh đó còn xây dựng một số nội dung hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, không gian làm việc chung nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra còn liên kết, phối hợp các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong tỉnh, trong nước và quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh; hiện nay tỉnh đang tích cực làm việc với các tổ chức quốc tế để hổ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là tổ chức PUM – Hà Lan.

PV: Vậy khi tham gia đề án, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hỗ trợ những gì, thưa ông?

- Ông Phạm S: Theo Đề án thì doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường cht lượng, thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mai, thương mại hóa; Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung.

Trong đó, có thể liệt kê một số mức hỗ trợ cụ thể, như: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ 50% phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng/01 hợp đồng và không quá 01 hợp đồng/năm; Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV; Hỗ trợ 50% (không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp) phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...

 

PV: Nội dung cụ thể của Đề án gồm những gì, thưa ông?

- Ông Phạm S: Đề án sẽ tuyên truyền về khởi nghiệp sáng tạo, phổ biến các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức tập huấn, đào tạo về khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ chế liên kết hoạt động các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các cấu thành của hệ sinh thái khởi nghiệp, mạng lưới các chuyên gia tư vấn có chất lượng cao, các nhà đầu tư, nguồn Quỹ đầu tư khởi nghiệp...

Lâm Đồng tích cực kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước hỗ trợ khởi nghiệp (Ảnh: VH)

Lâm Đồng tích cực kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước hỗ trợ công tác khởi nghiệp (Ảnh: VH)

Một nội dung cũng hết sức quan trọng của Đề án, đó là tạo lập hạ tầng vật chất kỹ thuật, khu làm việc chung nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp; tăng cường điều kiện vật chất kỹ thuật trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

 

Trong đó, giai đoạn 2019-2020 sẽ thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung theo hình thức đối tác công tư tại Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. Giai đoạn 2021-2025 sẽ thành lập cơ sở tương tự tại Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

PV: Tiến độ triển khai Đề án này hiện nay như thế nào, thưa ông?

- Ông Phạm S: Thời gian thực hiện Đề án là từ năm 2019 đến năm 2025. Đề án được thực hiện bằng các nguồn lực từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm; nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương thực hiện nội dung hỗ trợ DNNVV, Đề án hỗ trợ DNNVV; nguồn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của nhà nước...

Hiện nay, tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung của Đ án. Giao các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan bố trí nguồn kinh phí và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo, đề xuất để UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung...

 

Xin cảm ơn ông!


VIÊN HỮU (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm