PCI năm 2018: Lâm Đồng dẫn đầu khu vực Tây Nguyên
500 gian hàng tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2019 / Hợp tác ngành Công thương 3 tỉnh Bình Thuận – Ninh Thuận – Lâm Đồng
Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam (VCCI) công bố, tỉnh Lâm Đồng đạt 63,79 điểm, xếp thứ 27 cả nước và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên.
Lâm Đồng dẫn đầu xếp hạng PCI năm 2018 khu vực Tây Nguyên (Ảnh: TL)
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Lâm Đồng dẫn đầu về chỉ số PCI tại khu Tây Nguyên. Năm nay, xếp tiếp theo Lâm Đồng là Gia Lai (thứ 33), Đắk Lắk (thứ 40), Kon Tum (thứ 59), Đắk Nông (thứ 63).
Tuy nhiên, dù điểm tổng hợp các chỉ số thành phần của Lâm Đồng được 63,79 điểm, cao hơn năm 2017 (63,50 điểm), nhưng kết quả xếp hạng cả nước lại tụt 5 bậc (từ hạng 22 xuống 27).
Năm nay, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36/100 điểm. Năm 2017, Quảng Ninh cũng xếp ở vị trí số 1 với điểm số 70,7.
Xếp thứ 2 là Đồng Tháp với 70,19 điểm; Long An xếp thứ 3 với 68,09 điểm; tiếp đến là Bến Tre với 67,67 điểm, xếp thứ 4.
Năm thứ 2 liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI (Ảnh: TL)
Trong khi đó, sau 4 năm liên tiếp ở vị trí “Quán quân” và năm 2017 ở vị trí “Á quân”, thì năm 2018, TP. Đà Nẵng đã tụt xuống vị trí thứ 5 với 67,65 điểm (năm 2017 Đà Nẵng được 70,1 điểm).
Hai “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chia nhau vị trí thứ 9 và thứ 10. Đây là lần đầu tiên Hà Nội đạt được vị trí cao nhất sau 14 năm xếp hạng PCI.
Ở cuối bảng xếp hạng gồm có Đắk Nông được 58,16 điểm, xếp thứ 63; Lai Châu được 58,33 điểm xếp thứ 62 và Bình Phước xếp thứ 61 với 60,02 điểm.
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới.
54% doanh nghiệp vẫn phải chi phí bôi trơn Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.
Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh. Vẫn có tới 40% doanh nghiệp cho biết các tỉnh còn ưu tiên, ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và FDI hơn các doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông vận tải… Tính minh bạch, cũng theo phản ánh của doanh nghiệp còn ít được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa cao. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng