Làm thế nào để đưa công nghiệp hỗ trợ thành động lực phát triển kinh tế?
Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnh / Xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng 25%
Sau 4 năm thực hiện Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp của Việt Nam, còn lại là các doanh nghiệp theo chuỗi.
"Các doanh nghiệp hỗ trợ đã phát triển tương đối mạnh mẽ, có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp như công nghiệp dệt may có tỷ lệ nội địa hóa là 45-50%. Không chỉ dừng lại ở phạm vi nội địa, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng xơ sợi, nguyên liệu đầu vào của dệt may, đạt hơn 3 tỷ USD. Điều này cho thấy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tùy thuộc từng lĩnh vực nhưng cũng đã có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế" - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
Ảnh minh họa.
Một vấn đề được nhắc tới nhiều đó là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Làm sao để khắc phục được vấn đề này?
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: "Khi các doanh nghiệp FDI hoạt động đầu tư thì các chuỗi cung ứng hình thành và họ đã có hệ thống của họ. Gần như rất khó cho các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận vào. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận, trình độ phát triển, trình độ quản trị và các điều kiện khác của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn có khoảng cách so với mức độ yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ. Điều đó cho thấy, để tiếp cận phát triển công nghiệp hỗ trợ không hề đơn giản".
End of content
Không có tin nào tiếp theo