Thị trường

M&A trong lĩnh vực hạ tầng: Vì sao nhà đầu tư không "mặn mà"?

DNVN - Trong năm 2018, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 1 thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đáng chú ý trong lĩnh vực hạ tầng, đó là nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chiến lược vào Công ty CP FECON. Hiện chưa thấy có thương vụ nào liên quan đến đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực hạ tầng. Tại sao vậy?

Triển lãm SFF và SWITCH: Sân chơi rộng lớn về đổi mới công nghệ / Nông sản Mỹ giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tại cuộc họp báo cung cấp các thông tin chính thức về Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 diễn ra mới đây, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam nhận định rằng, lĩnh vực hạ tầng thường là đầu tư trực tiếp và ít trường hợp M&A. Nếu có thì có thể là trong tương lai mới xuất hiện, chưa phải là thời điểm hiện tại.
Với tư cách là đơn vị tư vấn có cơ hội tham gia nhiều thương vụ M&A cũng như các công cụ phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán về vốn, bà Trần Thị Bảo Ngọc, Giám đốc Khối dịch vụ Ngân hàng đầu tư (VPS) cho biết, tại VPS trong mảng hạ tầng hoạt động liên quan đến công cụ phát hành vốn nhiều hơn M&A.
"Lý do là cơ hội tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, nhiều khi bắt nguồn từ tính cơ bản của DN, do đặc thù của ngành nên yếu tố về lợi nhuận chưa đủ, chưa đạt đến độ hấp dẫn để thu hút các NĐT trong và ngoài nước", bà Ngọc lý giải.
M&A trong lĩnh vực hạ tầng: Vì sao nhà đầu tư không "mặn mà"?

M&A trong lĩnh vực hạ tầng: Vì sao nhà đầu tư không "mặn mà"?

Bà Ngọc cho biết thêm, từ góc độ của ngành hạ tầng, VPS đánh giá công cụ huy động dưới hình thức vốn vay được phát huy một cách tối đa về công dụng hơn.
Đồng ý với đánh giá của Giám đốc Khối dịch vụ Ngân hàng đầu tư, TS Nguyễn Anh Tuấn - Cố vấn cao cấp của diễn đàn M&A phát biểu, Việt Nam đang kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước vào kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải theo đầu tư mới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các dự án hạ tầng, nhất là dự án giao thông vận tải như dự án đường cao tốc Bắc - Nam hiện đang ít thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, các dự án trong lĩnh vực này thường có thời gian thu hồi vốn lâu và hay gặp rủi ro về chính sách. Ngoài ra, các dự án này thường phải giải phóng mặt bằng rất phức tạp, thường phải giải quyết bằng tố tụng, rất mất thời gian, phiền phức… Đây chính là lý do khiến các dự án hạ tầng chưa hấp dẫn vốn ngoại.
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, cùng là dự án hạ tầng nhưng có thể nhà đầu tư ngoại quan tâm, mua lại các dự án điện, đặc biệt là điện mặt trời thời điểm này đang phát triển.
"Đối với hoạt động mua lại, do luật pháp chưa quy định chặt chẽ nên doanh nghiệp Việt có thể bán lại các trạm thu phí… nhưng chưa có nhà đầu tư nào quan tâm. Có thể nói, luật pháp hiện nay của chúng ta hoàn toàn chưa đầy đủ để người nước ngoài mua lại các công trình kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam", TS Nguyễn Anh Tuấn nêu.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2019 cho rằng, nếu hệ thống pháp lý của Việt Nam được hoàn thiện, chắc chắn sẽ thúc đẩy được nhiều thương vụ lớn trong lĩnh vực M&A hạ tầng, thay vì chỉ đơn giản là phát hành trái phiếu như hiện nay.
Theo ông Minh, tiềm năng chắc chắn là có, và lớn nhưng cơ hội để trở thành hiện thực thì còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Câu hỏi đặt ra là nếu các dự án lớn như vậy thì nếu nhà đầu tư trong nước có làm được không hay lại rơi vào NĐT nước ngoài? Ông Minh bày tỏ tin rằng hiện nhiều nhà đầu tư trong nước còn lớn hơn nhà đầu tư nước ngoài. Một khi cơ hội được trao vào tay chắc chắn nhà đầu tư trong nước sẽ làm được.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm