Thị trường

Nâng cao vai trò của lao động nữ trong khu vực HTX

Khu vực kinh tế hợp tác, HTX có hơn 7.015.000 lao động làm việc trong 23.905 HTX. Trong đó, HTX nông nghiệp có số lao động nữ chiếm gần 70%.

Vĩnh Phúc: HTX Thanh Giang phát triển bền vững nhờ bảo vệ môi trường / Ninh Bình: Hiệu quả trồng nấm sạch ở HTX Gia Tường

Trên thực tế, lao động nữ trong khu vực kinh tế hợp tác (KTHT), HTX chưa được coi trọng. Điều này đã và đang gây nhiều thiệt thòi đối với lao động nữ, dù họ có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế khu vực này. Xóa bỏ rào cản, nâng cao hơn nữa vai trò của lao động nữ trong khu vực KTHT, HTX là một trong những mục tiêu cần làm hiện nay.

Rào cản vô hình

Về bình đẳng giới trong tạo việc làm và thu nhập cho phụ nữ khu vực HTX, bà Hồ Thị Quý - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - LHPN) cho biết, lao động nữ vốn đã hạn chế về việc làm, thu nhập thấp, nhưng trong khu vực HTX thì vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn. Bởi thực tế một bộ phận vẫn quan niệm làm việc trong khu vực HTX không phải là lao động. Bên cạnh đó, quan niệm phụ nữ chủ yếu là làm nội trợ và làm nông nghiệp, do vậy khó khăn càng thêm chồng chất khó khăn.

Trước thực tế này, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề ra chỉ tiêu hỗ trợ thành lập các HTX do phụ nữ quản lý. Theo đó, mục tiêu Trung ương Hội đặt ra đến năm 2020 là phải thành lập được 200 HTX do phụ nữ quản lý. Dù biết là khó, nhưng nếu không làm thì phụ nữ không có cơ hội vươn lên, nhất là phụ nữ làm nông nghiệp, sinh sống trong vùng nông thôn.

Trong 3 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ về giống, vốn, thành lập HTX, hỗ trợ kinh phí hoạt động, thành lập chuỗi theo chu trình khép kín, qua đó đã có 443 HTX được thành lập mới, thu nhập bình quân do lao động nữ quản lý tăng đáng kể.

Cũng theo đánh giá của bà Quý, hiện nay chúng ta có khoảng 14 triệu nông dân... do vậy phải thay đổi tư duy, thay đổi định kiến của xã hội đối với phụ nữ, qua đó giúp vai trò người phụ nữ được nâng lên. “Chúng tôi mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành sớm có chính sách giảm thuế đối với các HTX do phụ nữ làm chủ, phải coi vấn đề này giống như hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Hỗ trợ vốn cho các HTX do phụ nữ làm chủ. Hỗ trợ phụ nữ làm nông nghiệp, có đề án thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp”, bà Quý nhấn mạnh.

Phụ nữ giữ vai trò là lao động chính trong khu vực KTHT, HTX

Phụ nữ giữ vai trò là lao động chính trong khu vực KTHT, HTX

Từng bước nâng cao vai trò

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng thời gian gần đây Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã tăng cường hơn nữa vai trò của phụ nữ, trong đó có cán bộ, công chức nữ là lãnh đạo, đứng đầu các đơn vị. Tỷ lệ nữ được cơ cấu vào cấp ủy, chính quyền, trong đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp cũng tăng cao. “Tại các HTX có tới hơn 70% là lao động nữ. Điều này cho thấy, vai trò của phụ nữ đã và đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, để lao động nữ được nâng cao hơn nữa, ngoài sự hỗ trợ của các cấp, ngành thì bản thân lao động nữ cũng phải chủ động nỗ lực vươn lên”, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo nói.

Theo đánh giá của Liên minh HTX Việt Nam, tỷ lệ lao động nữ giữ các chức vụ quản lý, điều hành trong HTX khá thấp và đa phần chỉ giữ chức vụ từ cấp phó trở xuống. Tỷ lệ lao động nữ không có tay nghề chiếm trên 60% tổng số lao động nữ làm việc trong HTX; khoảng 20% lao động nữ được tham gia các khóa đào tạo nghề và hầu hết là các nghề đơn giản, thời gian đào tạo ngắn. Tuy nhiên, cũng có những ngành phụ nữ đang trở thành chủ nhân và thời gian gần đây, nhiều phụ nữ đã vươn lên làm chủ gia đình, giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hôi.

Xét về độ tuổi, khu vực HTX sử dụng lao động linh hoạt hơn so với các khu vực kinh tế khác, đặc biệt có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ phải làm việc khi đã quá tuổi lao động. Lao động nữ cũng chủ yếu trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi tiêu hao nhiều sức lực, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ.

 

Bên cạnh đó, lao động nữ trong các HTX đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, nhận thức của xã hội, gia đình và bản thân người phụ nữ về vai trò của nữ giới vẫn còn hạn chế. Điều này cũng khiến việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội học tập, nâng cao trình độ và thăng tiến của phụ nữ khó khăn hơn nam giới.

Bà Lê Thị Tâm - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, cho rằng chúng ta cần có chính sách phù hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, lao động nữ, nhất là trong khu vực HTX. Phụ nữ cần cù, chăm chỉ, chịu khó, tỷ mỉ, tiết kiệm, an toàn và bảo toàn vốn tốt hơn đàn ông. Có những công việc chỉ có nữ làm như đan lát, thêu ren... do vậy cần phải có chính sách hỗ trợ đặc thù cho phụ nữ.

“Sau khi chuyển đổi theo Luật HTX 2012, tỷ lệ thành viên HTX là phụ nữ tăng nhanh. Liên minh HTX Ninh Bình cũng tích cực tham mưu với Liên minh HTX Việt Nam để có chính sách ưu đãi đặc thù đối với phụ nữ tham gia HTX để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển”, bà Tâm mong muốn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm