Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao các doanh nghiệp hành động vì môi trường
Việt Nam - Liên Hợp quốc ký văn kiện khung chiến lược hợp tác phát triển bền vững 2022-2026 / Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: Phát triển bền vững tới năm 2030, Việt Nam cần nguồn vốn 360 tỷ USD
Để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Trong đó, quyết định nhấn mạnh việc thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2023, trong đó bổ sung quy định, chính sách về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng, về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng.
Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.
Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.
Còn khảo sát về xu hướng tiêu dùng xanh từ góc nhìn của người tiêu dùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Công ty nghiên cứu toàn cầu Intage Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Họ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực và bảo vệ môi trường.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang trở thành xu hướng rõ nét tại các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt.
Chia sẻ tại Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”, sáng 1/8, ông Vijay Kumar Pandey – Chủ tịch HĐQT Công ty Cp Thực phẩm sữa TH, Tập đoàn TH cho biết, chiến lược sản xuất bền vững của TH tập đoàn TH triển khai dựa trên 6 trụ cột, bao gồm: dinh dưỡng và sức khỏe; môi trường; con người; giáo dục; cộng đồng; phúc lợi động vật.
Tập đoàn TH đã khởi dựng mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn, kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch, ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu phát thải trong từng mắt xích của chuỗi sản xuất.
Mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn hiện đang được áp dụng nhất quán ở tất cả các đơn vị thành viên chính là cách Tập đoàn TH đồng hành, ủng hộ thông điệp của Chính phủ “cam kết đi đôi với hành động” trong quá trình thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu nói riêng, các mục tiêu phát triển bền vững nói chung.
Trong chuỗi sản xuất của Tập đoàn TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này lại trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác, ở đó vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó phát thải được giảm thiểu.
Trong tương lai, TH sẽ tiếp tục với bài toán công nghệ cao, đầu tư công nghệ cao để xử lý nước thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tối ưu lượng nước sử dụng, tránh lãng phí tài nguyên nước.
“Chúng tôi tiếp tục sáng tạo, áp dụng các giải pháp đóng gói tiên tiến, giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần, sử dụng các thành phần thiên nhiên trong việc sản xuất các sản phẩm, ví dụ như thay vì sử dụng đường thì sử dụng vị ngọt từ trái cây, gạo.
Việc Tập đoàn TH và các doanh nghiệp khác sẵn sàng cùng Chính phủ cam kết hành động thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, ông Vijay Kumar Pandey nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo