Nhãn tươi khó tiêu thụ, Sơn La lên phương án sấy 80.000 tấn
Những chuyến xe nông sản nghĩa tình mang yêu thương đến tâm dịch Quảng Nam, Đà Nẵng / Nghịch lý tiêu thụ nông sản Hải Dương: Nơi nhiệt tình giải cứu, nơi buộc phải "quay đầu"
UBND tỉnh Sơn La cho biết, năm 2021 tổng diện tích nhãn trên địa bàn toàn tỉnh trên 19.200ha (diện tích cho thu hoạch khoảng 12.000ha), tập trung tại các huyện như Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La...Sản lượng nhãn của tỉnh ước đạt khoảng 113.000 tấn. Trong đó, huyện Sông Mã là vựa nhãn lớn nhất của tỉnh với trên 7.200ha (gần 5.900ha đã cho thu hoạch), sản lượng trên 55.800 tấn.
Tuy nhiên, đúng vào lúc nhãn tại Sơn La vào chính vụ cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ nội địa cũng như chế biến nhãn phục vụ cho xuất khẩu.
Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, để giảm áp lực lên khâu tiêu thụ, và giữ được giá bán cho sản phẩm nhãn, tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu trong niên vụ 2021 với sản lượng 113.000 tấn nhãn quả tươi sẽ sơ chế, chế biến khoảng 80.000 tấn làm long nhãn.
Theo đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình xây dựng kho bảo quản, container bảo quản; hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở sấy long nhãn sang sấy bằng hơi nhiệt sạch để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh ATTP; hỗ trợ sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến sản phẩm nhãn và một số nông sản khác.
Trong trường hợp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Sơn La sẽ đưa khoảng 80.000 tấn nhãn tươi vào chế biến long nhãn (tương đương với 8.000 tấn long nhãn).
Vừa qua, Sở Công thương tỉnh Sơn La cũng đã xây dựng 2 phương án tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nhãn trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể:
Phương án 1, nếu tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố trong cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội. Sẽ tập trung tiêu thụ nhãn tại thị trường trong nước thông qua các chợ đầu mối, siêu thị, qua hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ sản phẩm nhãn trong cả nước với số lượng dự kiến đạt trên 33.800 tấn. Sản phẩm nhãn quả tươi đưa vào chế biến ước đạt 57.500 tấn, xuất khẩu khoảng 8.000 tấn nhãn.
Phương án 2, trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tất cả các tỉnh phải giãn cách toàn xã hội sẽ đẩy mạnh việc đưa nhãn tươi vào chế biến long nhãn với sản lượng ước đạt khoảng 80.000 tấn (tương đương với 8.000 tấn long nhãn). Sản phẩm nhãn tiêu thụ trong nước dự kiến đạt trên 19.100 tấn.
Tính đến hết ngày 12/8, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tiêu thụ hơn 49.000 tấn nhãn quả tươi. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt hơn 24.500 tấn. Đưa vào sấy long nhãn khoảng 24.400 tấn nhãn quả tươi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu