Thị trường

Nông dân Tây Nguyên có thể vay lên đến 3 tỷ đồng mà không cần tài sản thế chấp

Hiện nay, những nông dân quản lý được dòng tiền, có phương án kinh doanh hiệu quả vẫn có thể vay không cần thế chấp lên đến 3 tỷ đồng.

Đề án Quy hoạch điện III được Bộ Công Thương đảm bảo hoàn thiện theo đúng kế hoạch / GDP quý 3/2020 ước tính tăng 2,62%: Mức tăng thấp nhất thập kỷ

Tai-canh-cay-ca-phe-3241-1601368879.jpg

Ngành ngân hàng tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tại khu vực Tây Nguyên.

Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định 55/2015/NĐ-CPvề chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều ưu đãi đặc thù nhằm đẩy mạnh tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, như: nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần so với mức cũ; mở rộng áp dụng cho vay không cần tài sản bảo đảm đối với các khách hàng thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không thuộc khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao...

Theo ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính sách hỗ trợ sản xuất cây công nghiệp chủ lực và các cây trồng có tiềm năng ở Tây Nguyên như cà phê, tiêu, điều, bơ, cây ăn quả khác hiện vẫn đang được thực hiện theo Nghị định 55, có sửa đổi bổ sung lại năm 2018, đã mở ra rất nhiều điều kiện thuận lợi về vay vốn.

Đặc biệt, nhiều bà con nông dân không cần tài sản thế chấp vẫn có thể được vay lên đến 3 tỷ đồng, đi kèm với đó là các chính sách bảo hộ, hỗ trợ rủi ro thiên tai khách quan.

Tuy nhiên, ông Tú cho biết, theo cơ chế hiện nay, thẩm quyền cho vay tín chấp hay không hoàn toàn giao cho giám đốc ngân hàng chịu trách nhiệm. Vì vậy, có những doanh nghiệp vay hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mà quản lý được dòng tiền, phương án kinh doanh hiệu quả thì vẫn có thể vay không cần thế chấp. Ngược lại, với doanh nghiệp không rõ mục đích sử dụng vốn, dòng tiền không quản lý được thì sẽ khó được cho vay tín chấp.

Đối với chuyện cây tiêu chết hàng loạt năm 2018 vừa qua, đặc biệt là ở địa bàn Gia Lai, Đắk Lắk khiến các ngân hàng đang có tới 2.400 tỷ đồng thuộc diện khó đòi, ông Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ngay lập tức có văn bản chỉ đạo giãn nợ, cho vay mới để bà con tiếp tục có vốn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cây khác. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tìm cách giúp bà con có giải pháp tháo gỡ, có thu nhập để giải quyết khoản nợ này.

 

Riêng đối với chương trình tái canh cà phê, Ngân hàng Nhà nước đã cùng Bộ NN&PTNT triển khai chương trình với quy mô dự án và nguồn vốn lên tới 12.000 tỷ đồng, dành riêng tái canh cà phê cho 5 tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, mất tới 5 - 7 năm do những vướng mắc cả về chính sách, tâm lý ngại thay đổi của nông dân.

Bên cạnh đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay, hiện nay,trước tác động tiêu cựccủa dịch Covid-19, để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc rất sớm với nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid -19, từ đó tạo thuận lợi để khách hàng vay mới phục vụ sản xuất - kinh doanh.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần liên tiếp đều chỉnh giảm lãi suất điều hành, tạo cơ sở để cáctổ chức tín dụnggiảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm