PTT Vương Đình Huệ: Có việc nhóm lợi ích vận động các Bộ, Chính phủ cắt giảm thủ tục hành chính để lợi dụng
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài vẫn e dè khi đổ tiền vào startup Việt? / Công nghệ thay đổi dịch vụ bất động sản truyền thống
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, công tác kiểm tra chuyên ngành thời gian qua từng bước đã có những chuyển biến tích cực về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực thi trên thực tế. Với việc đưa 126 thủ tục hải quan tham gia một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, năm 2018 có kết quả toàn diện, đột phá nhất từ trước tới nay trong thực hiện cải cách lĩnh vực hải quan.
Tính luỹ kế trong 4 năm qua, số thủ tục tham gia cơ chế một cửa đã đạt 97%. Dự kiến cuối năm nay, các bộ, ngành sẽ kết nối 100% thủ tục, đạt cấp độ 4 (thanh toán chi phí) lên cơ chế một cửa. Tỷ lệ hàng hoá kiểm tra chuyên ngành đã giảm mạnh từ 35% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu xuống còn 19,1% trong vòng 3 năm.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TNO)
Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đều nhận định rằng việc cắt giảm các thủ tục chuyên ngành chưa thực chất, còn yếu kém trong thái độ thực thi chính sách, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN chưa nhiều, chống gian lận thương mại chưa tương xứng với tạo thuận lợi thương mại.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một số mặt hàng xuất nhập khẩu có sự chồng chéo kiểm tra của nhiều đơn vị của 1 bộ, thậm chí của nhiều bộ khác nhau. Bộ, ngành ban hành danh mục kiểm tra nhưng không có mã HS, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Việc xã hội hoá công tác kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế, công tác phối hợp giữa các bộ còn lúng túng. Bên cạnh đó, Cổng kết nối một cửa ASEAN còn “nghẽn” trong thời gian cao điểm, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Thái độ sách nhiễu, làm phiền doanh nghiệp của cán bộ, công chức, từ đó phát sinh những vấn đề khác như "chi phí không chính thức" cũng được Phó Thủ tướng đề cập.
Về cắt giảm TTHC và điều kiện kinh doanh, Phó Thủ tướng lưu ý rằng, thủ tục, mặt hàng nhập khẩu nào không hợp lý thì cắt giảm, nhưng thủ tục, mặt hàng nhập khẩu không đáng cắt mà lại cắt, bãi bỏ thủ tục kiểm tra chuyên ngành mà không hợp lý, phải rà soát lại.
“Nếu cắt giảm máy móc thì dễ bị lợi ích nhóm lợi dụng khi có việc các nhóm lợi ích vận động để các bộ, Chính phủ cắt giảm thủ tục và danh mục mặt hàng kiểm tra. Đây là vấn đề có tính 2 mặt, phải suy xét thấu đáo”, Phó Thủ tướng phân tích.
Qua đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam không chỉ giám sát việc thực thi của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức mà mở rộng cả ra cả khối doanh nghiệp là các đơn vị thực thi.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trong năm 2019 phải chấm dứt ngay tình trạng chưa ban hành mã HS, quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu nhưng vẫn phải kiểm tra chuyên ngành, dễ nảy sinh các tiêu cực, khắc phục các yếu kém trong tổ chức thực thi công vụ.
Chủ tịch Uỷ ban một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại cũng giao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành đẩy mạnh xã hội hoá việc đầu tư thiết bị trong kiểm tra chuyên ngành để giảm chi phí cho cả cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ban Thường trực MTTQ Việt Nam không chỉ giám sát việc thực thi của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức mà mở rộng cả ra cả khối doanh nghiệp là các đơn vị thực thi. “Tất cả phải hai mặt, không thể đòi hỏi một phía. Tất cả những nhũng nhiễu, vòi vĩnh là phải cắt. Có những cái không đáng cắt thì lại đi cắt. Có những thứ rất cần cắt thì lại không cắt”, Phó Thủ tướng nhận định về việc cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành.
Nói về những kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhận định: “Doanh nghiệp hôm nay phản ánh những cái rất nhỏ, nhưng là nhỏ với các bộ, ngành thôi, chứ với doanh nghiệp là vấn đề rất lớn. Nếu tính theo các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì vấn đề lại cực kỳ lớn”.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát cải cách, sửa đổi bổ sung các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại và giảm thời gian thông quan cho DN.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng có các giải pháp tăng cường việc kết nối công nghệ, xây dựng một đề án tổng thể cải cách về công nghệ thông tin để khắc phục lỗi trong vận hành của cổng thông tin một cửa quốc gia; xây dựng đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng