Thị trường

Quý I/2020: Nợ xấu KienLongBank tăng phi mã, PGBank vượt ngưỡng 3%

DNVN - Kết thúc quý I/2020, nợ xấu tại KienLongBank tăng 1.898 tỷ đồng, tương đương tăng 555%, trong khi tình trạng nợ xấu tại PGBank đã soán ngôi đầu, khi tỷ lệ nợ xấu đạt trên 3%.

Sơn La: Chuyện nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện của HTX thủy sản Hồ Quỳnh / Giá gạo xuất khẩu lên cao nhất 2 năm

Phân loại chất lượng nợ vay của một số ngân hàng tính đến 31/03/2020. Đvt: Tỷ đồng. Nguồn: Vietstock

Phân loại chất lượng nợ vay của một số ngân hàng tính đến 31/03/2020. Đvt: Tỷ đồng. Nguồn: Vietstock.

Đến thời điểm hiện nay, đã có 29 ngân hàng đã công bố BCTC quý 1/2020 với các kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh các ngân hàng công bố đều không mấy khả quan khi lợi nhuận sụt giảm, tín dụng tăng thấp nhưng nợ xấu lại tăng.
Thống kê cho thấy, bức tranh nợ xấu 3 tháng đầu năm có nhiều xáo trộn. Tình trạng nợ xấu tăng trong khi tín dụng tăng thấp hoặc sụt giảm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngân hàng hầu hết đều tăng so với đầu năm.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại PGBank.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại PGBank.

Cụ thể, PGBank đã soán ngôi đầu bảng tỷ lệ nợ xấu, đồng thời cũng là nhà băng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Dư nợ cho vay giảm và nợ xấu tăng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của PGBank tăng từ 3,16% hồi đầu năm lên mức 3,29%, chủ yếu là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) gấp 2 lần, chiếm gần 94 tỷ đồng.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại KienLongBank.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại KienLongBank.

Đáng chú ý nhất tại Kienlongbank, đến cuối quý 1/2020 nợ nhóm 3 tăng 6,8 tỷ đồng, tương đương tăng 18% so với đầu năm. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 3,5 tỷ đồng, tương đương tăng 5,4%. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 1.888 tỷ đồng, tương đương tăng 790%. Nợ xấu tăng 1.898 tỷ đồng, tương đương tăng 555%.
Do nợ xấu tăng cao nên tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng 548% so với đầu năm. Đầu năm nay, tỷ lệ nợ xấu tại KienLongBank chỉ 1,02% nhưng đến cuối quý 1/2020 lên đến 6,62%.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại TPBank.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại TPBank.

Nợ xấu tại TPBank cũng tăng khá mạnh trong quý 1/2020. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng 53% so với đầu năm lên mức 1.884 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 61% lên mức 776 tỷ đồng nợ nhóm 4 tăng 64% lên mức 500 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 36%, lên mức 608 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng từ 1.29% lên 1.87%.
Bên cạnh nợ xấu tăng mạnh ở những ngân hàng nhỏ, nợ xấu tại ngân hàng lớn cũng tăng nhưng không đáng kể, đều dưới 2%.
Cụ thể, nợ xấu tại Vietcombank cuối tháng 3/2020 tăng 387 tỷ so với hồi đầu năm lên mức 5.191 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ 0,79%.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại VCB.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại VCB.

 

Tuy nhiên, nợ xấu nội bảng của MBBank cuối tháng 3/2020 tăng vọt 38%, lên mức 4.005 tỷ đồng so với đầu năm chủ yếu do nợ nhóm 4 tăng mạnh 93%, lên mức 1.734 tỷ đồng; nợ nhóm 5 tăng vọt 47%, lên mức 905.71 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tại MBBank tăng từ mức 1,16 % lên 1,62 %.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại MBBank.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại MBBank.

Nợ xấu Sacombank cuối tháng 3 ở mức 6.046 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,94% lên 1,97%. Tuy nhiên, hoạt động xử lý nợ của Sacombank đang chậm lại so với năm ngoái khi lãi từ hoạt động khác của ngân hàng sụt giảm mạnh 76,6% so với cùng kỳ, chỉ đạt 71 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu tại VAMC cũng chưa có sự chuyển biến rõ rệt nào.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Sacombank.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Sacombank.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao trên 2% trong quý 1/2020 như: VIB tăng từ1,96% lên 2,19%; ABBank tăng từ 2,31% lên 2,58%; SHB tăng từ 1,91% lên 2,17%;...
Hà Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm