Sơn La: Sức bật từ nông nghiệp an toàn ở Mường La
Nâng cao vai trò của lao động nữ trong khu vực HTX / Hà Tĩnh: HTX Phú Khương bứt lên nhờ sản xuất sạch
Thế mạnh trồng trọt
Đến nay, toàn huyện Mường La có trên 13.000 ha ngô, gần 1.000 ha lúa nương, trên 5.000 ha cây ăn quả. Huyện cũng thành lập được gần 40 HTX nông nghiệp hiệu quả, trong đó có 5 HTX trồng rau, củ, quả an toàn chất lượng cao, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Điển hình phải kể đến HTX Hưng Thịnh (xã Mường Bú). Thành lập tháng 11/2014, HTX đã liên kết các hộ trồng và tiêu thụ sản phẩm, đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động địa phương, với thu nhập bình quân 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Giám đốc HTX Hưng Thịnh, ông Nguyễn Đình Hướng cho biết: “HTX chuyên sản xuất các loại cây ăn quả chất lượng cao, như táo, nhãn, xoài, bưởi và rau, củ, thịt gia súc, gia cầm. Không chỉ chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế, HTX còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn lao động (ATLĐ), đảm bảo sức khỏe cho thành viên”.
Trồng cây ăn quả đang là hướng phát triển được huyện Mường La chú trọng đầu tư. Từ năm 2015, huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ, vận động người dân chuyển đổi hàng nghìn ha đất trồng cây hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả giá trị cao, đồng thời tổ chức rà soát, hỗ trợ ghép cải tạo hàng trăm ha xoài, nhãn theo quy trình sản xuất gắn với ATLĐ.
Ông Vũ Đăng Kế - Giám đốc HTX Đoàn Kết (xã Mường Bú), cho hay: “HTX đang có 12 thành viên, quy mô sản xuất 78 ha trồng xoài, nhãn ghép, táo đại và các loại cây ăn quả khác, trong đó 20 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kể từ khi thành lập, HTX đã được hỗ trợ mua cây giống, chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về sản xuất an toàn, ATLĐ, tham quan học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ tem nhãn, bao bì phục vụ tiêu thụ sản phẩm…”.
Theo UBND huyện Mường La, trong những năm tới, huyện xác định xoài, nhãn, bưởi da xanh là những loại cây kinh tế chủ lực trên địa bàn. Hiện nay, toàn huyện có 5.413 ha cây ăn quả, trong đó 2.069 ha sơn tra, 1.655 ha xoài, 536 ha nhãn, 679 ha chuối, 138 ha bưởi, 12 ha chanh leo và một số loại cây ăn quả khác, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thủy sản đang là lĩnh vực giàu tiềm năng được huyện Mường La chú trọng
Tiềm năng thủy sản
Cùng với thế mạnh về trồng cây ăn quả, lĩnh vực thủy sản cũng đang có tiềm năng phát triển rất lớn trên địa bàn huyện Mường La, đặc biệt là các mô hình nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện.
Toàn huyện hiện có gần 4.000 ha mặt nước lòng hồ các công trình thủy điện. Từ lợi thế này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân các xã ven vùng lòng hồ khai thác thế mạnh mặt nước để chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại gắn với ATLĐ.
Huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản phát triển. Hiện, nhân dân các xã trong huyện đang khai thác 139 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, với gần 800 lồng nuôi cá, trong đó 159 lồng cá tầm và trên 640 lồng các giống cá truyền thống địa phương; 1 doanh nghiệp và 4 HTX hoạt động lĩnh vực thủy sản.
HTX Bình Minh (xã Chiềng Lao) thành lập từ tháng 5/2016, đến nay có 8 thành viên, quy mô 71 lồng cá, với các giống chủ yếu là rô phi, trắm cỏ, cá nheo, cá trê, trắm đen, lăng vàng, diêu hồng...
Trong sản xuất, HTX tập trung đầu tư kiên cố lồng nuôi và chú trọng khâu vệ sinh môi trường, ATLĐ; xây dựng quy trình chăm sóc khoa học và yêu cầu các hộ thành viên tuân thủ...
“Nhờ sản xuất an toàn, khoa học, HTX đang có bước phát triển vượt bậc. Năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, HTX đã bán ra thị trường 39,5 tấn cá, trừ chi phí thu lãi khoảng 700 triệu đồng. Các vấn đề về ATLĐ, vệ sinh thực phẩm cũng được HTX đảm bảo tuyệt đối”, anh Cà Văn Siêng, Giám đốc HTX Bình Minh, khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Nông nghiệp Mường La đang tạo sức bật nhờ sản xuất an toàn