Thị trường

Sơn La xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Trên cơ sở nhìn nhận đầy đủ những cơ hội mang lại từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Sơn La đã và đang tập trung triển khai với mục tiêu sử dụng lợi thế sẵn có, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

Quảng Nam: Làm giàu nhờ ươm cây giống keo lá tràm / Leonardo DiCaprio bắt tay với Tim Cook

Với 14.721 ha nhãn, 11.617 ha xoài, 8.936 ha mận, 1.718 ha bưởi, 1.657 ha chanh leo… và 28.247 ha cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su... Tỉnh Sơn La được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển các sản phẩm OCOP.

Phát triển thế mạnh sẵn có

Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố 103 km, huyện Sông Mã là địa phương có diện tích nhãn lớn nhất tỉnh với 6.736 ha, sản lượng mỗi vụ ước đạt 30.000 tấn quả (chiếm 45% về diện tích và 41% sản lượng nhãn toàn tỉnh).

Trên cơ sở lợi thế có sẵn này, huyện Sông Mã đã chỉ đạo địa phương xây dựng và phát triển sản phẩm nông sản nhãn và long nhãn theo Bộ tiêu chí chương trình OCOP.

Nhờ sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của người dân, sản phẩm long nhãn được chọn là một trong 20 sản phẩm tiêu biểu tham dự OCOP tỉnh Sơn La. Điều này đã góp phần khẳng định, OCOP huyện Sông Mã nói riêng và OCOP toàn tỉnh Sơn La nói chung đang có những bước đi đúng hướng góp phần giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào đầu tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giá trị sản phẩm. Từ đó, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương trong và ngoài tỉnh, mang đến thu nhập ổn định cho người dân.

Ngoài ra, với lợi thế trồng cà phê Arabica lớn thế 2 cả nước, sản phẩm cà phê mật ong và trà siro vỏ cà phê của HTX Bích Thao (xã Hua La, Tp Sơn La) cũng trở thành 1 trong 20 sản phẩm tiêu biểu tham dự OCOP tỉnh. Điều này càng khẳng định, lợi thế sẵn có là một trong những điều kiện quan trọng trong việc xây dựng sản phẩm, chương trình OCOP.

Cùng với các sản phẩm trên, Sơn La có nhiều sản phẩm thế mạnh khác đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển thành sản phẩm OCOP, có thể kể đến như nếp tan Mường Và, Tinh dầu dược liệu sả java huyện Mường La, Cây tỏi ở Phù Yên, hồng dẻo Mộc Châu…

Sơn La xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sơn La xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Thực hiện theo lộ trình

Đồng chí Lê Văn Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, qua khảo sát, Sơn La hiện có gần 200 sản phẩm thế mạnh có thể phát triển thành sản phẩm OCOP, đây là lợi thế lớn để các địa phương tiếp tục xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế. Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, chỉ cần 1/3 số xã của Sơn La xác định được sản phẩm đặc trưng, thế mạnh thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ rất lớn, người nông dân cũng có thêm cơ hội làm giàu chính đáng với các loại sản phẩm đặc trưng của địa phương mình. Định hướng của tỉnh Sơn La trong thời gian tới là sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thế mạnh trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của người dân. Theo lộ trình, trước tiên Sơn La sẽ chọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dần dần nhân rộng, tiếp đó sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng, vận động các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng, đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu…

Để tiếp tục triển khai chương trình OCOP đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh hỗ trợ công tác tuyên truyền sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông. Có hướng dẫn cụ thể với cộng đồng dân cư, các tổ chức đăng ký sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP. Kịp thời tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý, cách thức tổ chức thực hiện chương trình, sớm phê duyệt và ban hành tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình OCOP và bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm chung để địa phương có cơ sở thực hiện. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn nội dung hỗ trợ cụ thể về phát triển sản phẩm mới và sản phẩm hoàn thiện nâng cấp; hỗ trợ các điểm bán sản phẩm OCOP, xây dựng quy định thống nhất chung trong quản lý đối với các điểm bán hàng OCOP từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để địa phương làm căn cứ quy định cụ thể hóa việc hỗ trợ…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm