Thị trường

Sơn La: Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Mai Sơn

Người tiêu dùng ở Sơn La trước đây vẫn chỉ biết đến bưởi da xanh từ các tỉnh miền Nam chuyển ra, thì nay họ đã được thưởng thức sản phẩm này ngay tại chính quê mình với chất lượng không kém so với nơi khác, đó là bưởi da xanh Mai Sơn.

Lâm Đồng: Đất khô cằn, trồng xen canh vẫn nhanh có tiền / Hà Giang: Đề án nuôi cá lồng tạo đà cho HTX nuôi trồng thuỷ sản sông Chừng

Huyện Mai Sơn là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La với nhiều loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng thơm ngon được thị trường yêu chuộng; trong đó, có trái bưởi da xanh. Một loại cây ăn quả mới được trồng với triển vọng là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.

Người dân huyện Mai Sơn chăm sóc, cắt tỉa cành cho trái bưởi da xanh đạt chất lượng. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Người dân huyện Mai Sơn chăm sóc, cắt tỉa cành cho trái bưởi da xanh đạt chất lượng. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Nhiều năm trước, do đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng, đất nông nghiệp ở Mai Sơn chủ yếu dùng để trồng ngô, sắn, mía đường… Đây từng là những cây trồng không thể thiếu đối với người nông dân nơi đây. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển của thị trường, các loại cây này cho thấy hiệu quả kinh tế thấp so với cây ăn quả.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn Hà Văn Bình cho biết, trước đây, Mai Sơn cũng như các huyện khác của tỉnh Sơn La có diện tích cây trồng lương thực tương đối lớn nhưng, kém hiệu quả do đất dốc, khôn hạn, thiếu nước và tập quán canh tác của người dân chưa áp dụng tiến bộ khoa học nên sản lượng cũng như giá trị trên diện tích đất canh tác thấp. Cùng với đó là hạn chế về vốn và việc chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa kịp thời. Đây là những khó khăn chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, canh tác của địa bàn Mai Sơn.

Trước thực trạng đó, huyện Mai Sơn đã quyết định thay đổi trong cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Theo chủ trương đó, nhiều hộ nông dân đã lựa chọn trồng bưởi da xanh. Tuy nhiên, việc đưa một loại cây trồng mới vào thử nghiệm, người nông dân ở Mai Sơn gặp rất nhiều khó khăn lúc ban đầu. Bởi, đất nông nghiệp ở Mai Sơn có đặc điểm khô hạn, thiếu nước nên khó khăn khi trồng các loại cây ăn quả. Mặt khác, bưởi da xanh xuất xứ từ miền Nam nên khi trồng trên đất Mai Sơn có sự khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng khiến cây bưởi ban đầu sinh trưởng và phát triển không như mong muốn.

Chú thích ảnh
Trái bưởi da xanh Mai Sơn. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Gia đình anh Nguyễn Xuân Hòa ở bản Nông Sôm, xã Hát Lót là một trong những hộ đầu tiên trồng bưởi da xanh ở Mai Sơn, chia sẻ: Hồi đầu trồng cây bưởi da xanh gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và cách chăm sóc. Nhưng qua một thời gian nghiên cứu, học hỏi thì anh đã biết cách chăm sóc cây bưởi da xanh và loại cây trồng này đã cho thu nhập cao hơn so với trồng ngô, sắn. Sau 5 năm, hiện nay gia đình anh có 3 ha bưởi da xanh và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 300 triệu mỗi năm.

Để trồng được cây ăn quả trên nền đất nông nghiệp ở Mai Sơn, những việc đầu tiên người nông dân phải làm là cải tạo đất và xây dựng hệ thống dẫn nước tưới tiêu để khắc phục sự khô hạn.

 

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Ngọc Lan bộc bạch: "Với mong muốn trồng cây ăn quả nên chúng tôi đã tìm hiểu nguồn gốc của giống bưởi da xanh. Năm 2013, chúng tôi đã tổ chức một đoàn đi thăm quan và mua một số mắt ghép bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre mang về ghép thử nghiệm. Sau 2 năm, cây bưởi da xanh đơm hoa kết trái, bổ ra ăn thấy chất lượng tốt và được thị trường đón nhận".

Việc tạo ra giống bưởi da xanh trồng được trên vùng đất Mai Sơn đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả. Sau nhiều lần thất bại, thông qua việc ghép mắt, Hợp tác xã Ngọc Lan đã thành công trong việc tạo ra được giống bưởi da xanh sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nông nghiệp ở Mai Sơn. Chất lượng trái bưởi được đảm bảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng.

Chú thích ảnh
Người dân huyện Mai Sơn chăm sóc cho trái bưởi da xanh đạt chất lượng. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN

Hiện nay, Hợp tác xã Ngọc Lan đã có 20 ha bưởi da xanh. Với mục tiêu phát triển lâu dài cây bưởi da xanh trên địa bàn, ngay từ đầu, các thành viên hợp tác xã đã tập trung xây dựng mô hình trồng bưởi theo các tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường. Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học, các vườn bưởi tại đây đều sử dụng phân bón hữu cơ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm