Thị trường

Tăng cường xúc tiến thương mại cho nông sản ở Ninh Bình

Tính đến nay, tỉnh Ninh Bình đã hình thành 43 HTX có các sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong các loại nhóm sản phẩm trên, đã có 13 sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, 11 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Leonardo DiCaprio bắt tay với Tim Cook / Bà Rịa-Vũng Tàu: Thoát nghèo bền vững để vươn lên làm giàu từ nghề trồng nấm

Để đạt được kết quả này, những năm qua, Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình cùng các cấp các ngành đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại (XTTM), tìm kiếm thị trường, kết nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp (DN), đơn vị tiêu thụ nông sản, hình thành mối liên kết theo chuỗi giá trị, qua đó từng bước khẳng định thương hiệu và gia tăng giá trị.

Nhiều chính sách đồng bộ

Ông Phạm Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, cho biết nhưng năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác (KTHT), HTX, nhất là việc thúc đẩy XTTM, kết nối thị trường và liên kết chuỗi để gia tăng giá trị nông sản, xây dựng thương hiệu, nâng cao thu nhập cho các thành viên HTX, nông dân.

Cụ thể, hàng năm ngân sách tỉnh đã hỗ trợ từ 60 đến gần 100 tỷ đồng hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, sản xuất hữu cơ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao; sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế là hướng đi đã được các cấp, các ngành và các chủ thể sản xuất quan tâm.

Hiện Ninh Bình có 1 Liên hiệp HTX; 389 HTX, trong đó có: 296 HTX lĩnh vực nông nghiệp (218 HTX dịch vụ và 78 HTX chuyên ngành); 54 HTX phi nông nghiệp; 433 tổ hợp tác (THT). Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, mô hình HTX sản xuất theo chuỗi, mang lại giá trị hàng hóa cao, dần khẳng định thương hiệu các sản phẩm trên thị trường trong, ngoài tỉnh và xu hướng xuất khẩu.

Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của tỉnh Ninh Bình, đề án hỗ trợ xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị của Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực tập trung làm chuyển biến rõ nét chất lượng các HTX, xây dựng các mô hình, điển hình.

Các Phiên chợ nông sản là nơi kết nối, hình thành mối liên kết tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị

Các Phiên chợ nông sản là nơi kết nối, hình thành mối liên kết tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị

Để chính sáchđi vào cuộc sống

Liên minh HTX tỉnh xác định 2019 là năm đột phá, nên đã tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh các chương trình XTTM kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, xuất xứ hàng hóa…

Liên minh HTX tỉnh cũng xây dựng trang thông tin điện tử cho các HTX; tổ chức, hỗ trợ 50 lượt HTX, đơn vị thành viên với trên 100 sản phẩm, hàng hóa tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động giao thương, tìm kiếm thị trường, đối tác tại các hội chợ.

Sau các hội chợ, hội nghị một số sản phẩm tiêu biểu của các HTX đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu, DN và đã kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm.

 

Đặc biệt, đầu tháng 12 Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm HTX gắn với chuỗi giá trị. Hội nghị có sự tham gia trưng bày, kết nối sản phẩm của HTX, Liên minh HTX 15 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc, khai trương trung tâm giao dịch nông sản an toàn của Liên hiệp HTX sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn Ninh Bình.

“Thực tế, các hoạt động XTTM, hình thức liên kết, hợp tác kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm HTX theo chuỗi giá trị không chỉ giải quyết bài toán phát triển, nâng cao hiệu quả của HTX, mà còn là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp trong xu thế hội nhập”, bà Lê Thị Tâm - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết.

Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo, thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện và cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh đối với khu vực KTHT, HTX. Thực hiện tốt Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP); hỗ trợ, hướng dẫn các HTX đủ điều kiện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn, tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ; hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tổ chức các hội nghị liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTX nông nghiệp với DN có năng lực tiêu thụ nông sản; tạo điều kiện cho HTX tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

“Phải xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đẩy mạnh kêu gọi các nhà khoa học, các DN liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bảo đảm tính bền vững trong sản xuất, khép kín từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, nâng cao giá trị của các sản phẩm HTX”, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm