Thị trường

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 không kém năm 2018

Chia sẻ về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ không kém năm 2018 và kỳ vọng đến 2021 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 7%.

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục mới / Doanh nghiệp nhạy bén, hoàn thiện hơn về sản phẩm với chuỗi OCOP

“Đó là triển vọng kinh tế rất tốt của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” – khẳng định điều này, TS. Ánh phân tích: Việt Nam đang bước vào một giai đoạn kinh tế mới sau giai đoạn gặp cực kỳ khó khăn từ 2008 đến 2014. Trong giai đoạn mới này, có nhiều triển vọng lạc quan đang chờ đón.

Từ khoảng năm 2017-2019, Việt Nam bước vào giai đoạn tuyệt vời đối với các nhà đầu tư khi lạm phát tương đối ổn định dưới mức 4%. Và lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ổn định dưới ngưỡng 5% tới cả năm 2020 dù có nhiều yếu tố lớn hiện nay như giá xăng dầu, giá điện và dịch tả lợn châu Phi… "Những yếu tố này cũng chưa làm lạm phát rơi vào trạng thái nóng"- TS. Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo TS. Ánh, Bloomberg vừa dự báo, 10 năm nữa (tức đến năm 2029), GDP của Việt Nam sẽ vượt Singapore. Điều này rất đáng tự hào, bởi 20 năm trước ông không dám nghĩ Việt Nam có thể vượt được Malaysia. Nhưng nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nói cách đây hơn 20 năm, trước khi Việt Nam vào Asean, nếu có một quốc gia nào đến từ Đông Nam Á này, đó chỉ có thể là Việt Nam. Vì vậy, việc Việt Nam vượt Singapore là không khó. Nhưng vấn đề là quy mô GDP hiện tại của Việt Nam là 224tỷ USD, còn Singapore là 324tỷ USD, trong khi dân số Việt Nam là 95 triệu người, còn Singapore là 5,6 triệu người.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều vấn đề đang đặt ra vànhiều người cho rằng, vấn đề nợ xấu là lo ngại lớn nhất. Tuy nhiên, theo Chuyên gia kinh tế này, vấn đề lo ngại không phải là nợ xấu, vì vừa qua đã xử lý được gần 1 triệu tỷ đồng, cơ bản đã tạm ổn. Vấn đề là từ năm 2020, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “nước rút” phải trả cả lãi và gốcnợ công.

Bên cạnh các vấn đề tăng trưởng, lạm phát thì câu chuyện tăng tín dụng cũng là vấn đề đặt ra hiện nay. Năm 2018, đột nhiên tăng tổng tín dụng chỉ 14%, trong khi tăng trưởng kinh tế lại "cao ngất ngưởng". Tỷ lệ tín dụng trên GDP đã lui về ngưỡng an toàn.

“Dự báo tổng tín dụng 2019 sẽ tăng tương tự như 2018 vừa qua, khoảng 14%, không có cơ hội để tăng thêm”, đưa ra dự báo về tốc độ tăng trưởng, TS. Ánh phân tích: Lãi suất thì cầm cự theo hiện tại và không có khả năng giảm, việc tăng hay không thì tùy thuộc vào một số yếu tố nước ngoài. Gần đây, việc Fed rục rịch hạ lãi suất sẽ hỗ trợ nhiều cho sức ép về tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

 

Liên quan đến câu chuyên tiền tệ, hiện nay có nhiều lo ngại nguy cơ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ sang chiến tranh tiền tệ. Nếu Trung Quốc phá giá nhân dân tệ sẽ có tác động rất lớn đến Việt Nam. Cùng với đó, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách xem xét thao túng tiền tệ. Hai động thái này xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến VND…

Theo tapchitaichinh.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm