Tiến sĩ Cấn Văn Lực: 97% số doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
ASEAN sớm hành động mở cửa thị trường du lịch và nông nghiệp công nghệ cao / Khó khăn vẫn bủa vây kinh tế tư nhân
Covid-19 khiến chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt đoạn có tác động mạnh mẽ lên các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như tiêu thụ ở Việt Nam nói chung và ASEAN nói riêng
Tại sự kiện “Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp ASEAN tiêu biểu” diễn ra vào chiều ngày 25/6 vừa qua, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - hiện là Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó Tổng giám đốc) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV đã có nội dung chia sẻ với chủ đề chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó ông cũng đưa ra những cơ hội, thách thức cũng như đề xuất những giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và khối ASEAN nói riêng khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo ông Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain) ở 3 dạng chính: Thứ nhất, là tham gia mua bán tất cả các mặt hàng nhưng dạng này đang rất yếu. Thứ hai, là tham gia vào chuỗi cung ứng những cũng chưa nhiều. Thứ ba, là mua nguyên vật liệu của các đơn vị FDI ở Việt Nam tuy tăng trưởng nhanh nhưng tỷ lệ nhập xiêu vẫn còn hơi nhiều.
Từ đó, ông Lực cũng đưa ra nhận định DNNVV có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở 3 dạng cơ bản. Thứ nhất, chúng ta tham gia mua bán toàn cầu đó chính là xuất nhập khẩu toàn cầu. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam chúng ta còn hơi yếu so với khu vực nhất là so với Singapore, Myanma và Thái Lan. Thứ hai, là chúng tham gia cung ứng nguyên vật liệu cho DN FDI tại Việt Nam. Nhưng tỷ lệ nội địa hóa của nước ta còn rất thấp. Thứ ba, chúng ta mua nguyên vật liệu của DN FDI Việt Nam thì đã và đang tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua những nó làm cho nền kinh tế của chúng ta nhập siêu hơi nhiều.
Từ đó, ông Lực đưa ra 4 hình thái tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cụ thể: Hình thái thứ nhất chủ yếu bán và mua hàng hóa. Mức độ 2 là sản xuất có mức độ hạn chế. Sản xuất ra nhưng nhập khẩu đầu vào khá nhiều, Việt Nam hiện tại đang ở hình thái này. Thứ 3 sản xuất tiên tiến, tự cung tự cấp tỷ lệ nội địa hóa cao và cuối cùng là đổi mới sáng tạo chúng ta còn xa hơn nhiều so với khoảng cách đó.
Ông Lực xếp Việt Nam ở giữa dưới Thái Lan, Philippin, Singapore và Trung Quốc, Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở mức độ tương đối thấp,
TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV.
Những lợi ích khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Ông Lực cho rằng động cơ để các DN FDI tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với 4 yếu tố chính là vị trí địa lý quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí nhân công vừa phải, quy mô thị trường phải lớn và đặc biệt là thể chế nhà nước của từng quốc gia có tốt hay không.
“Việc này sẽ vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Tác động tích cực ở chỗ giúp cho các chỉ số về GDP, việc làm và năng suất lao động đều tăng lên, và giúp xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó việc tham gia vào GVC cũng sẽ có những tác động bất lợi điển hình đó là ô nhiễm môi trường. Tiếp theo đó là sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo và bất bình đẳng giớ”, ông Lực nhấn mạnh.
Với tất cả các hình thái tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thì hình thái như ở Việt Nam hiện tại sản xuất còn nhiều hạn chế thì mặc dù nó giúp cho việc tăng trưởng thu nhập nhanh nhưng không bền vững. Khi tham gia vào chuỗi này sâu hơn thì năng suất lao động sẽ tăng hơn do phải cải tiến công nghệ, thay đổi kỹ năng quản lý khi có sự tham gia của các đối tác nước ngoài, ông Lực cho biết thêm.
Theo số liệu khảo sát đối tượng là các DNVVN mà ông Lực có được thì có đến 97% DN trả lời có hoạt động kinh doanh tốt hơn rất nhiều khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Lực cũng cho rằng việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là điều cực kỳ cần thiết nếu như các DN Việt Nam muốn tiến lên, muốn hội nhập và cải tiến sản xuất kinh doanh cho DN của mình.
Bên cạnh đó ông Lực cũng đưa ra những thách thức rất lớn đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cụ thể: Thứ nhất là việc cần phải thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi công nghệ, quy trình, cách thức, mô hình quản lý… để đáp ứng yêu cầu của nước ngoài. Thứ hai, hiện nay các DN ở Việt Nam năng lực còn hạn chế, chưa tham gia sâu và rộng về chuỗi cả tài chính, công nghệ đặc biệt là kỹ năng quản trị DN theo phương thức hiện đại. Cuối cùng là việc tìm được điểm cân bằng. Nếu Việt Nam tham gia sâu và rộng thì liệu rằng đã thức sự ổn về nhân lực, về quá tải môi trường hay chưa – ông Lực đưa ra câu hỏi. Vì vậy, ông cũng cho rằng việc tìm được điểm cân bằng là vô cùng quan trọng.
Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tăng tương đối tốt trong vòng 40 năm qua
Theo ông Lực, thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đang tăng tương đối tốt trong vòng 40 năm qua. Hiện tại ASEAN đang là khu vực khá hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 trong khu vực sau Campuchia và Singapore.
Về dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 40 năm qua cũng tăng tương đối đều. Trong phân bổ các nước ASEAN thì Singapore đang là nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất chiếm 60% và Việt Nam chỉ chiếm 10%, trong đó số vốn mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài rất nhỏ chỉ chiếm 1%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa tương đối thấp. Điển hình như ngành nghề chế biến chế tạo ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài 55%. Nội địa hóa trong lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ chiếm 45% vẫn thua các nước trong khu vực về tỷ lệ nội địa hóa đặc biệt là so với Thái Lan.
"Tỷ lệ các DN nước ngoài mua nguyên vật liệu trung gian trong các nước thu hút đầu tư đứng thứ 4 chiếm 20% số lượng FDI mua nguyên vật liệu của Việt Nam. Các DN nước ngoài mua nguyên vật liệu đa số là mua các DN lớn. Các DNVVN vẫn sử dụng cá nhà cung ứng lớn trong nước cung cấp lẫn nhau", ông Lực cho biết.
Những giải pháp khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Trước những khó khăn, thách thức cũng như những thực trạng của việc tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, ông Cấn Văn Lực đưa ra đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này cụ thể như sau:
Thứ nhất, mình phải xác định được mình đang đứng ở đâu. Việt Nam đang đứng ở cấp độ tương đối sơ khảo. Tuy xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều vì chưa nội địa hóa cao được.
Thứ hai, phải xác định được chúng ta đang ở hình thái nào từ đó nên có những cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Thứ ba, phải biết được các DN FBI muốn gì. Thứ cần nhất của đối tượng DN này là chính trị ổn định và an toàn. Tiếp theo là khuôn khổ pháp lý tốt; quy mô thị trường ổn định đủ lớn; tỷ giá hối đoái và ổn định vĩ mô; nguồn nhân lực và cuối cùng mới là chi phí nhân công.
Thứ tư, việc tăng khả năng vốn cho DN tiếp cận là vô cùng quan trọng.
Thứ năm, cần cải thiện năng lực thực thi, cưỡng chế hợp đồng tốt thì khả năng tham gia chuỗi cũng tăng lên. Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt các tranh chấp là rất quan trọng.
Thứ sáu, việc kết nối giữa các FDI trong nước và nâng cao năng lực của các DN trong nước là rất quan trọng. Từ đó xây dựng năng lực của các DN trong nước. Bản thân các DNNVV cũng phải tự mình lớn lên.
Thứ bảy, cần tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác nội khối ASEAN để tìm tiếng nói chung nhiều hơn, hạn chế “cuộc đua ưu đãi xuống đáy”.
Cuối cùng, Việt Nam và các nước ASEAN cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư trong nước và ra nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng