TP.HCM: Tổng thu ngân sách năm 2019 đạt 411.202 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước
Đồng Tháp: Nuôi "ruồi lính đen", thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng / Kinh doanh trong bối cảnh Covid-19
TP.HCM đã thu ngân sách vượt dự toán hơn 3% trong năm 2019.
Thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa công khai tình hình thu – chi năm 2019 và giao cho Sở Tài chính, Sở TT&TT công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính và Cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố.
Theo báo cáo thuyết minh, tính đến ngày 31/12/2019, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn TP.HCM là 411.202,798 tỷ đồng, đạt 103,03% dự toán và tăng 8,63% so với cùng kỳ.
Trong đó, thu nội địa 269.460,056 tỷ đồng, đạt 98,95% dự toán và tăng 10,09% so với cùng kỳ. Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất là 254.809,653 tỷ đồng, đạt 97,14% dự toán và tăng 11,62% so với cùng kỳ. Thu từ dầu thô là 21.977,130 tỷ đồng, đạt 122,10% dự toán và giảm 9,58% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 118.866,536 tỷ đồng, đạt 109,25% dự toán. Thu ngân sách địa phương là 81.593,042 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) là 76.886,467 tỷ đồng, đạt 86,52% dự toán.
Trong đó, chi đầu tư phát triển là 30.565,288 tỷ đồng, đạt 96,67% kế hoạch. Quá trình thực hiện, Thành phố đã thường xuyên rà soát tiến độ thi công, giải ngân của các dự án để điều hòa kế hoạch vốn, điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án đầu tư có tiến độ giải ngân chậm, kiên quyết dừng các công trình đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, chưa cần thiết… để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy hiệu quả đầu tư.
Chi thường xuyên là 37.404,151 tỷ đồng, đạt 78,88% dự toán. Ngay từ đầu năm, TP.HCM đã quán triệt chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính về quản lý chi NSNN, điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán đã phân bổ, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên; đồng thời tập trung chăm lo cho các đối tượng chính sách, bảo đảm nhiệm vụ an ninh quốc phòng, ổn định chính trị - kinh tế - xã hội của Thành phố.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tăng cường xã hội hóa ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục…, thực hiện đấu thầu một số dịch vụ công để nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm chi ngân sách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Công Thương lý giải quy định gỡ bỏ “tầng nấc trung gian” trong kinh doanh xăng dầu
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp