Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế tại Đông Nam Á
Loạn quảng cáo mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh trên mạng / An Giang: Tạm giữ 4 laptop Macbook Air của nam thanh niên mua trên mạng
Trang mạng của công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia mới đây đăng bài viết luận giải những nguyên nhân Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Theo bài viết, Việt Nam ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.
Việc Việt Nam hội nhập thành công vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chìa khóa để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.
Việt Nam cũng đã ký các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản, qua đó tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển.
Gần đây, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhất từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất tăng nhanh cũng góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu trong khu vực.
Trong thập kỷ qua, giá trị gia tăng của ngành sản xuất của Việt Nam tăng cao nhất, gấp đôi mức tăng của Ấn Độ. Khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất được củng cố nhờ chi phí lao động thấp. Lực lượng dân số trẻ tăng nhanh đã giúp duy trì áp lực tiền lương ở mức thấp dù kinh tế tăng trưởng nhanh.
Cũng theo bài viết, Việt Nam rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ.
"Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, kìm hãm tốc độ chi tiêu vốn của doanh nghiệp và cản trở việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu", bài viết dự báo.
Về lâu dài, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể lưu ý đến mức thuế doanh nghiệp tương đối cao của Việt Nam (lên đến 50% đối với một số ngành), cùng với các rào cản về ngoại tệ, ngôn ngữ, thiếu bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và các yêu cầu thiết lập kinh doanh phức tạp.
Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục cải cách các lĩnh vực này, nhưng tốc độ cải cách có thể sẽ không theo kịp kỳ vọng của các nhà đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
(Ảnh minh họa - Ảnh: VN Media)