Việt Nam mới giải ngân được 6.480 tỷ đồng vốn ODA
Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam 8 tháng qua giảm gần 6% / Trung Đông - “mỏ vàng” chưa khai phá cho hàng hóa Việt chất lượng cao
Tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài năm 2019 rất thấp. Đến 31/8/2019 mới giải ngân được 6.480 tỷ đồng, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn do Quốc hội giao là 60.000 tỷ đồng. Sáng 13/9, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị trực tuyến về tình hình giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
Tại nghị quyết số 70/2018 Quốc hội ban hành, Quốc hội đã thông qua dự toán vốn nước ngoài là 64.667 tỷ đồng, trong đó 60.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, 4.667 tỷ đồng cho hành chính sự nghiệp. Đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân bổ được 40.735 tỷ đồng, bằng 68% số được Quốc hội Phê duyệt. Tuy nhiên các Bộ, ngành địa phương giải ngân nguồn vốn này rất chậm, đến nay chỉ đạt khoảng hơn 10% kế hoạch.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi năm 2019 chủ yếu là do: Kế hoạch đầu tư công trung hạn bố trí thiếu so với nhu cầu. Theo thống kê của Bộ Tài chính, có 26 khoản vay với tổng trị giá 3462 triệu USD ký mới từ năm 2016 đến nay, có nhu cầu giải ngân nhưng chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Dự toán cho đầu tư, phát triển từ nguồn vốn nước ngoài năm 2019 phân bổ chậm. Đến tháng 7, Bộ Kế hoạch - Đầu tư mới giao được gần 68% kế hoạch được Quốc hội duyệt. Tình trạng này dẫn đến việc các Bộ ngành và địa phương không có nguồn vốn để giải ngân, trong khi nhu cầu thực hiện dự án rất gấp.
Một nguyên nhân nữa là điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công chậm. Việc điều chỉnh kế hoạch diễn ra liên tục, tuy nhiên thủ tục điều chỉnh kế hoạch rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Ngoài ra còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, thủ tục cho vay lại, thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn.
Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: "Trong một số có điều chỉnh dự án đầu tư, trách nhiệm của các Bộ, ngành phải lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan rồi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chúng tôi cho rằng đây là thủ tục hành chính, các bộ, ngành cần khẩn trương trong việc tham gia ý kiến, không thể để kéo dài. Mặt khác, cần phải phân loại điều chỉnh dự án trong phạm vi dự án ban đầu thì Bộ, ngành quyết định sẽ xem xét dự án còn thay đổi nội dung dự án ban đầu thì cần báo cáo cấp có thẩm quyền".
Trên cơ sở những vướng mắc các Bộ, ngành địa phương nêu, các đơn vị cùng kiến nghị: Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp với Bộ, ngành địa phương rà soát tổng việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 để kịp thời điều chỉnh và phân bổ cho các dự án thiếu vốn nhằm đảm bảo hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016-2020.
Đối với các dự án không thể giải ngân hết kế hoạch trong năm 2019, cho phép các Bộ ngành địa phương được đưa phần vốn chưa sử dụng vào kế hoạch năm 2020 nhằm hoàn thành dứt điểm các dự án đang triển khai.
Ông Ngô Văn Quý, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đưa ra một số kiến nghị: "Giải quyết thủ tục hành chính yêu cầu nhanh hơn. Cơ chế giải ngân linh hoạt, cố gắng giải ngân theo tiến độ thực hiện, theo kế hoạch tiến độ cấp của nhà tài trợ nước ngoài, không phụ thuộc vào kế hoạch trong nước. Trong khi chưa có cơ chế linh hoạt, cho địa phương ứng trước ngân sách, rồi khi giải ngân được thì hoàn trả".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông