Thị trường

Xử lý nước thải ở Việt Nam: Công nghệ tốt nhất chưa hẳn là giải pháp tốt nhất

DNVN - Theo ông Olli Keski Saari – Phó Tổng Giám đốc CTCP Halcom Vietnam, trước khi muốn nguồn đầu tư vào xử lý nước thải, Việt Nam cần phải giải quyết được bài toán doanh thu và chi phí vận hành tốt hơn. Cần lưu ý rằng, công nghệ tốt nhất chưa hẳn là giải pháp tốt nhất mà công nghệ phù hợp nhất mới là giải pháp tốt nhất.

Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã đạt trên 140% - Áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng / Dư địa nguồn cung căn hộ vẫn lớn

Tại Tọa đàm "Xã hội hoá đầu tư ngành nước: Cơ hội và thách thức” do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức chiều 22/4, ông Olli Keski Saari – Phó Tổng Giám đốc CTCP Halcom Vietnam (Công ty chuyên đầu tư cho các dự án cấp, thoát nước; dự án năng lượng tái tạo; điện rác; dự án giao thông...) cho rằng, xử lý nước thải là vấn đề rất phức tạp, và việc sử dụng công nghệ nào và chi phí dành cho nhà máy gần như không hoàn toàn liên quan đến nhau.
Ông Olli Keski Saari lấy dẫn chứng, hiện nay các nhà máy ở Việt Nam sử dụng công nghệ cao hơn, với chi phí từ 250-400 USD/người, dân số Việt Nam hiện gần 40 triệu người.
"Như vậy, để có được chi phí xử lý phù hợp với dân số sẽ cần từ 4-8 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rất lớn. Trong vòng 5 năm qua, con số đầu tư vào Việt Nam lên tới 20 triệu USD. Để thu hồi vốn được 70% cần 20-40 năm nữa, đây là thời gian rất dài", ông Olli Keski Saari tính toán.
Tuy nhiên, theo đánh giá của vị này, những con số kia lại cho thấy vấn đề đáng quan tâm về hiệu suất triển khai.

Ông Olli Keski Saari – Phó Tổng Giám đốc CTCP Halcom Vietnam phát biểu tại tọa đàm.
Ông lấy ví dụ nhà máy xử lý sinh học-hóa học hiệu suất cao 10.000 m3 /ngày đang vận hành ở Lapua / Phần Lan mà ông biết rõ có chi phí ~ 200 USD / đơn vị người.
Từ đó, ông cho rằng, chi phí vốn không phải là tất cả mà chúng ta cần quan tâm đến chi phí vận hành nữa.
Chi phí vận hành của các nhà máy xử lý nước thải khác nhau do yêu cầu xử lý và công nghệ áp dụng. Tuy nhiên, giá nước hiện nay từ 500-1.000đ/m3 rõ ràng là không đủ để trang trải toàn bộ chi phí vận hành và bảo dưỡng của bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào.
Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) về nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt, phí thu từ nước thải chỉ đủ trang trải 18% chi phí vận hành nhà máy xử lý nước thải. Với nhà máy xử lý nước thải Buôn Mê Thuột, con số là 28%.
Để so sánh, chi phí vận hành của Nhà máy xử lý nước thải Lapua ở Phần Lan là 8.000đ/m3, chi phí xử lý bùn cặn (thuê ngoài) là 8.000đ/m3 nữa. Tổng cộng chi phí vận hành là 16.000đ/m3. Nước thải ở Lapua “nặng” hơn Việt Nam nhiều. Yêu cầu làm sạch đối với các thông số chính là 95-99% và phục hồi chi phí vận hành & chi phí vốn là 100%.
Con số doanh thu hiện nay rất thấp, trước khi muốn thu nguồn đầu tư chúng ta phải giải quyết được làm thế nào có được doanh thu, và làm thế nào giải quyết chi phí vận hành tốt hơn, để thu hút doanh nghiệp đầu tư.
“Từ số liệu trên, có thể thấy theo tôi, công nghệ tốt nhất chưa hẳn là giải pháp tốt nhất, mà công nghệ phù hợp nhất mới là giải pháp tốt nhất”, ôn Olli Keski Saari nhấn mạnh.
Từ thực trạng trên, ông Olli Keski Saari khuyến nghị cần phân tích tình hình khả năng của địa phương, họ phù hợp với công nghệ nào có thể chi trả bao nhiêu, sau đó chúng ta sẽ đưa ra được một lộ trình đầy đủ để đảm bảo sử dụng các cơ sở xây dựng trước đó cho bất kỳ bước phát triển nào.
Chúng ta phải phân tích biết tình hình nước thải hiện tại và dự báo số lượng và chất lượng nước thải, quyết định loại bỏ các chất gây ô nhiễm chính và đặt mục tiêu để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý.
Để làm được điều này, theo ông Olli Keski Saari có hai bước chính. Trong đó, bước 1 là hóa chất: Thiết kế chi phí thấp bước đầu tiên. Nhu cầu sử dụng đất ít, chi phí xây dựng thấp, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp. Với các chất ô nhiễm chính, hiệu suất đạt được thường nằm trong khoảng 60-90%. Bước hai là hóa sinh. Bước thứ hai có thể được tăng cường bằng việc loại bỏ nito và đạt hiệu quả tổng thể hơn 90%. Thể tích bể lớn hơn nhiều và tiêu thụ năng lượng cần thiết, do đó chi phí xây dựng cao hơn và chi phí vận hành, bảo dưỡng cũng cao hơn. Khó vận hành hơn về mặt kỹ thuật và xử lý bùn khó hơn..

Ông Nguyễn Quang Huân - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm.
Cũng bàn về công nghệ xử lý nước, ông Nguyễn Quang Huân - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam cho biết, hiện ngành nước Việt Nam chủ yếu dựa vào các công nghệ xử lý nước và phân phối nước truyền thống và đã được chứng minh.
Ông Huân cho biết, lợi thế chính từ công nghệ truyền thống đó là sự đơn giản về kỹ thuật đòi hỏi chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thực hiện công tác vận hành và bảo trì (O&M) và có độ tin cậy trong vận hành; Giải pháp cơ bản mang tính tiêu chuẩn có lợi trong việc tối ưu hóa trong triển khai nhân rộng; Tỷ lệ nội địa hóa cao về nguyên vật liệu và trong công tác xây dựng có khả năng ứng dụng mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân và tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân Việt Nam; Có thể dễ dàng mua các thiết bị nhập khẩu chuyên dụng như thiết bị điều khiển và máy bơm đặc biệt từ các nhà sản xuất quốc tế có uy tín đã có đại diện và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; Việc cấp nước không quá phức tạp miễn là có đủ nguồn nước thô ổn định với chất lượng phù hợp.
“Chỉ khi hoặc tại địa điểm nhất định, nguồn nước thô có vấn đề, mới cần đến các công nghệ xử lý nước tiên tiến tốn kém hơn”, ông Huân nêu quan điểm.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm