Xuất khẩu nông sản Việt sang thị trường Ma Rốc cần cạnh tranh về giá
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Công nghiệp, thương mại dịch vụ khu vực biên giới còn kém phát triển / Nhóm ngân hàng bứt phá, VN-Index tăng gần 14 điểm
Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thị trường này còn rất lớn, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản chế biến nói riêng của người dân Ma Rốc khá ổn định.
Thời gian qua, hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với hàng nước khác, nhất là nông sản từ Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Đối với các mặt hàng Việt Nam có ưu thế sản xuất như hạt điều chế biến có khả năng cạnh tranh khá tốt. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng có nhiều nước cùng sản xuất như: Gạo, hạt tiêu, quế, hồi… thì vấn đề cạnh tranh về giá đang đặt ra cho các doanh nghiệp.
Ông Đỗ Việt Phương- Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ma Rốc lưu ý các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu gạo sang thị trường Ma Rốc:“Về mặt nhu cầu thì luôn có và đặc biệt là xu hướng tiêu dùng gạo ở nước châu Phi, Tây Phi. Ngay cả ở Ma Rốc, mặt hàng gạo không phải là lương thực chính vì họ ăn các sản phẩm khác nữa nhưng lượng gạo tiêu thụ bình quân của người dân Ma Rốc/năm tăng lên trong vòng 10 năm qua, 4-5 kg/người/năm. Chứng tỏ nhu cầu dần tăng lên. Nhất là trong đợt Covid-19thì nền nông nghiệp nhiều nước bị ảnh hưởng.
Nhưng một trong những khó khăn ở thì trường Ma Rốc là gạo và thóc, thuế đều rất cao, gạo đồ thì thuế thấp hơn một chút nhưng năng lực cung ứng của Việt nam hạn chế vì lượng nhà máy gạo đồ của chúng ta ít và giá thì không cạnh tranh so với nhiều nước như giá gạo đồ của Ấn độ rẻ hơn của ta vài chục đô/tấn”.
Bên cạnh đó, xu thế bảo hộ các sản phẩm nông sản tại Ma Rốc khá cao do định hướng phát triển của quốc gia này cũng tập trung vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng nông thủy sản nói riêng còn cao, cá biệt có những mặt hàng lên tới hơn 60%, bao gồm cả thuế và phí. Quy định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm khá chặt chẽ. Một số quy định về thông quan hàng hóa của Ma rốc vẫn có xu hướng có lợi cho nhà nhập khẩu.
Vấn đề thanh toán vẫn còn những hạn chế với các phương thức thanh toán mang tính tập quán, có mức độ đảm bảo chưa cao và bị động cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Đôi khi vẫn có trường hợp uy tín doanh nghiệp chưa cao, chậm thanh toán từ phía đối tác nhập khẩu… mặc dù chỉ là những trường hợp cá biệt do tiềm lực doanh nghiệp còn hạn chế và gặp đúng thời điểm thị trường biến động khó khăn.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ma Rốc khuyến cáo, trong hợp tác kinh doanh để tăng khả năng tuân thủ cam kết và độ tin cậy, doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác mua hàng đặt cọc cao, tối thiểu 25% giá trị lô hàng. Không chuyển trước cho đối tác mua hàng bất kỳ khoản tiền nào theo đề nghị của họ với bất cứ lý do gì. Đối với hợp đồng ký kết gửi qua thư điện tử và phụ lục cần đặc biệt lưu ý đến tính xác thực của chữ ký và con dấu, nhất là các hợp đồng qua trung gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu