Doanh nghiệp - Doanh nhân

Làm thế nào Jeff Bezos ra các quyết định đúng từ 30 năm trước

Với Jeff Bezos, các kết quả kinh doanh theo tháng, quý, hay năm dường như không có ý nghĩa gì cả, điều quan trọng là giá trị cốt lõi mà ông muốn xây dựng phải được bảo toàn.

Trải qua bao nhiêu năm nay, nhiều người không ngớt hoài nghi về Amazon và Jeff Bezos.

Ông đã trở nên nổi tiếng vì là người giàu nhất thế giới hiện nay và trong khi hình ảnh của ông hiện lên qua giới truyền thông có cả tốt xấu lẫn lộn – nhưng không ai nghi ngờ về ông nữa. Amazon là một công ty khổng lồ tuyệt đối.

Nhưng nếu quay ngược lại 20 năm đầu tiên của công ty, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Họ hoàn toàn không làm ra lợi nhuận, dường như thiếu trọng tâm và giá trị công ty của họ được thừa nhận rộng rãi là không đáng chú ý.

Nhưng nếu bạn chú ý, thật sự chú ý đến những gì Bezos nói trong suốt thời gian này, bạn sẽ thấy những lời phê bình hay đánh giá trên đều không ý nghĩa gì.

Ông có một hệ thống ra quyết định đơn giản, nhưng hiệu quả, để đảm bảo rằng những gì ông làm gần như sẽ được làm chính xác như những gì ông nên làm. Với Bezos, thế giới trông như một bàn cờ trong khi ông là người đang chơi cờ.

Nền tảng cho bí mật của ông là ở chỗ, ông dường như ở trong một không thời gian hoàn toàn khác biệt. Ông không quan tâm tới chiến thắng trong một thời kỳ nào đó do người khác vạch ra, cho dù đó là giới truyền thông hay Phố Wall. Thay vào đó, ông làm theo cách riêng của mình trong hiện tại, nhưng đôi mắt vẫn không ngừng tập trung vào tương lai.

Nhìn sâu hơn vào điều này, nếu có một kỹ năng nào đó phân biệt Bezos với những CEO tài năng khác - và phần lớn mọi người nói chung - đó là khả năng đưa ra các quyết định tối ưu khi đối mặt với tương lai mà mình không hề biết chắc chắn.

May mắn thay, chúng ta có thể học được điều đó từ ông.

Tầm nhìn như định hướng trực tiếp

Nghịch lý lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong việc ra quyết định là chúng ta buộc phải ra quyết định về những điều chưa tồn tại vào lúc này.

Dựa vào những gì bạn đang có trong hiện tại, ai dám nói bạn sẽ hạnh phúc với lựa chọn công việc sau đại học, hay với người mà bạn dự định kết hôn trong 10 năm tới - khi bạn là một người khác và sống trong một thực tại khác. Trên thực tế, điều đó gần như là không thể. Mọi chuyện đều có thể xảy ra và mọi người đều thay đổi.

Quan trọng hơn cả, tương lai là thứ không thể đoán định được. Nó thậm chí còn chưa tồn tại. Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp với vô hạn các biến số tương tác với nhau để dẫn chúng ta tới một trong các khả năng nào đó. Và bởi vì thực tế đó, sẽ có vô vàn các xác suất khả năng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, khi không có chiếc la bàn dài hạn nào có thể dẫn dắt chúng ta, thật khó đưa ra các dự định về những hành động hàng ngày của chúng ta. Chúng ta cần có một ý tưởng sơ bộ về vị trí chúng ta muốn trong 10, 20 hay 30 năm nữa. Chúng ta phải trở thành một điều gì đó.
Trong trường hợp này, giải pháp không phải là một tầm nhìn cụ thể hay một thước đo nào đó cho thành công, mà là một định hướng chung dựa trên những gì về bạn trong quá khứ - không phải điều gì đó quá cụ thể mà là một thứ gì đó đáng phấn đấu.

Khi phải ra các quyết định dài hạn nhất và quan trọng nhất, Bezos có một quy tắc đơn giản nhưng khá hữu dụng: "Tập trung (tầm nhìn của bạn) vào những điều sẽ không thay đổi".

Tại Amazon, điều đó có nghĩa là mọi thứ được xây dựng quanh giá trị cốt lõi của họ - sự ám ảnh của khách hàng. Họ không cố chạy theo mọi thứ mốt mới bởi vì họ không biết chắc thứ gì vẫn còn có giá trị. Tuy nhiên, họ làm biết rằng trong 20 năm tới, khách hàng vẫn sẽ muốn giao hàng nhanh hơn và sản phẩm rẻ hơn. Họ có thể xây dựng một tương lai quanh việc làm cho nó trở thành trọng tâm chính yếu.

Tương tự như vậy, khi bạn 30 tuổi, có lẽ bạn không thể nói chính xác sở thích cá nhân của mình vào ngày mai như thế nào, nhưng bạn có thể tương đối chắc rằng nếu bạn thích sáng tạo trong 20 năm tới, thì nhiều khả năng 20 tới điều đó sẽ không thay đổi. Bạn có thể xây dựng sự nghiệp xung quanh điều đó.

Có được một trọng tâm trong dài hạn sẽ giúp kiểm soát tốt hơn thành quả từ hành động của mình, nhưng điều đó sẽ không còn ý nghĩa nếu bạn không có một định hướng ổn định. Cách duy nhất để có được điều đó là xác định phần nào trong bạn sẽ còn nguyên vẹn qua thời gian.

Chậm chạp mày mò từng bước

Khi định hướng đã được quyết định, trọng tâm sẽ trở nên gần gũi hơn. Bạn phải thực sự hình dung được các bước tiếp theo mình cần phải thực hiện để đạt được nó.

Đây chính là vấn đề mà đa số mọi người gặp phải – khó xác định được cụ thể định hướng của mình. Trên hết gần như không thể biết được chính xác điểm bắt đầu ở đâu. Rất dễ quyết định rằng bạn muốn trở thành một nghệ sĩ vĩ đại trong 30 năm tới, nhưng quyết định loại nghệ sĩ bạn muốn trở thành như thế nào và cách luyện tập như thế nào lại là việc khác.

Câu trả lời đơn giản lại đơn giản đến mức đáng ngạc nhiên: thử và loại bỏ - mầy mò từng cách cho đến khi được đáp án đúng và xây dựng nó lên.

Điều bạn cần là khám phá càng nhiều con đường khác nhau càng tốt, và sau đó thử từng cái trong số chúng. Nếu cách nào đó hiệu quả, hãy tiếp tục đi theo nó. Nếu nó dẫn tới thất bại, hãy sử dụng thất bại đó như một điểm loại trừ các tùy chọn. Đây là cách bạn khai thác cả lợi ích của chiến lược và sự may mắn cùng lúc.

Mặc dù giá trị cốt lõi của Amazon là sự ám ảnh của khách hàng, họ biết mình có thể có được nó bằng nhiều phương tiện khác nhau. Cho dù ban đầu họ bán sách và sau đó là các món đồ bán lẻ khác, họ cũng thử nghiệm và khám phá các nguồn doanh thu khác, như điện toán đám mây, các phần cứng tự làm, … Ngày nay, phần lớn lợi nhuận của họ đến từ các thử nghiệm ngẫu nhiên đó, như điện toán đám mây.

Dù kiên trì với định hướng, nhưng tương lai là bất định, vì vậy, trong ngắn hạn việc mày mò cho phép khám phá các con đường khác nhau để lựa chọn, thay vì phải dựa vào các dự đoán không đáng tin. Thế giới luôn thay đổi, để theo kịp nó, chúng ta cần sự linh hoạt.

Điều không nên làm

Cách tiếp cận trực quan mà mọi người thường làm là chọn một mục tiêu trung hạn và sau đó quay ngược lại để thực hiện từng bước một. Họ tự tưởng tượng ra bản thân 5 năm tới và đặt vào đó các phần còn lại.

Tuy nhiên, vấn đề là, các mục tiêu trung hạn thường không có sự linh hoạt. Chúng thường quá rõ ràng đối với một vấn đề vẫn còn chưa chắc chắn, và chúng cũng quá ngắn ngủi, có thể khiến bạn mất kiên nhẫn khi cần thời gian mày mò.

Đó chính là nguyên nhân làm mọi người nghi ngờ Bezos và Amazon trong những năm qua. Họ quá tập trung vào các kết quả trong một quý, và trong quá trình đó, họ không thể thấy được mình đã bị sắp đặt trong suốt một thập kỷ như thế nào.

Trong một quãng thời gian ngắn, vận may rất dễ chống lại bạn, nhưng nó gần như không thể làm được nếu bạn sẵn sàng dành ra 30 năm cuộc đời làm việc vì mục tiêu của mình.

Chúng ta đang sống trong một thế giới năng động và thay đổi, cách duy nhất để đưa ra các quyết định hiệu quả là tránh các cấu trúc quá tĩnh tại. Chúng ta phải cho phép mức độ linh hoạt nhất định và cởi mở trong cách chúng ta lựa chọn.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo