Lao động Việt Nam trong cuộc đua hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Mở cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ là nước có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và thịnh vượng trong thập niên tới. AEC với tầm nhìn là hướng tới một cơ sở sản xuất và thị trường chung của toàn khu vực, sẽ trở thành hiện thực vào năm 2015.
Việc tự do hóa thương mại và đầu tư sẽ có các tác động đáng kể tới nền kinh tế và thị trường việc làm của các nước. Sự tăng trưởng của các dòng thương mại và đầu tư sẽ đẩy mạnh nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị cao và vấn đề được đặt ra trước khi chính thức bước vào cánh cửa hội nhập AEC đối với Việt Nam là phải có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả.
Nhiều chính sách mới khi bước vào hội nhập sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên, các lợi ích về kinh tế và việc làm từ AEC sẽ không được phân chia đồng đều.
Nếu quản lý không tốt, các nước sẽ bỏ lỡ cơ hội mà AEC sẽ tạo ra, cụ thể là đẩy mạnh hội nhập để mang lại lợi ích cho tất cả lao động trong khối và để giải quyết hàng loạt vấn đề về sự mất cân đối trong thị trường lao động hiện tại.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ngoạn mục về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, song gần một nửa lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất và thu nhập thấp. Khoảng 3/5 lao động Việt Nam hiện đang làm các công việc dễ bị tổn thương. Nhìn chung, năng suất và mức tiền lương của Việt Nam khá thấp so với các nền kinh tế ASEAN khác, như Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Nhận định đề vấn đề lao động Việt Nam khi hội nhập vào cánh cửa Cộng đồng kinh tế ASEAN, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, dưới tác động của AEC, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường việc làm và tăng trưởng.
"Tuy nhiên, việc hội nhập và kết nối trong khu vực sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống của người Việt Nam, cũng như toàn thể công dân ASEAN? Sự kiện này sẽ giúp cải thiện mức sống của những người dân bình thường như thế nào? Những biện pháp ấy có giúp họ tìm được một công việc tốt, ổn định đi kèm thu nhập tốt và điều kiện làm việc tốt hay không... sẽ còn phải chờ người Việt Nam hòa nhập như thế nào mới biết kết quả", Tiến sĩ Thành nhận định.
Cũng theo ông Thành, AEC có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 14,5%, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới. Hơn nữa, AEC cũng sẽ đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời làm tăng hơn gấp đôi năng suất lao động trong thập niên tới.
"Thế nhưng, những lợi ích chung ấy sẽ không được chia đều cho tất cả. Trong khi một số ngành sẽ trở nên phát đạt thì một số ngành khác lại có thể phải cắt giảm việc làm. Dự báo ở Việt Nam, sự gia tăng cơ hội việc làm mạnh mẽ ở những ngành như sản xuất gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực", ông Thành chia sẻ.
Theo phân tích của lãnh đạo Viện Quản lý Kinh tế trung ương, trong giai đoạn 2010 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống của hàng triệu người.
Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ không thể nắm bắt được những cơ hội mới ấy. Hiện nay, gần một nửa số lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có năng suất lao động, thu nhập và điều kiện lao động còn ở mức thấp điển hình so với một vài nền kinh tế ASEAN khác.
"Việt Nam sẽ là một trong một số nước hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Với quyết tâm và nỗ lực, năng suất lao động của Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2025 so với mức năm 2010. Cùng với sự gia tăng của các dòng đầu tư và thương mại gia tăng, tốc độ thay đổi cơ cấu kinh tế hướng tới các ngành có giá trị cao hơn sẽ được đẩy nhanh. Điều này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường toàn cầu dựa trên năng suất lao động và kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn", ông Thành nhận định.
Nhưng phải biết nắm bắt
Mặc dù nhận định khi Cộng đồng kinh tế ASEAn chính thức được hình thành sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam nhưng các chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại khi lao động Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với thị trường lao động các nước khác, nếu không biết nắm bắt thì rất khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Lo ngại cho nguồn lực lao động Việt Nam nên theo Tiến sĩ Thành, việc cần làm bây giờ là phải có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả đối với nguồn lao động của Việt Nam.
Ông Thành cho biết, để đạt được sự cạnh tranh trong AEC, ưu tiên đầu tiên của Việt Nam là việc thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa công việc trong các ngành chế tạo mới, trong khi vẫn tiếp tục hỗ trợ ngành dệt may.
Bên cạnh đó, cần mở rộng độ bao phủ phúc lợi xã hội, trong đó có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc. Biện pháp này sẽ góp phần giảm bớt những tác động của chuyển dịch cơ cấu và hỗ trợ người lao động chuyển sang làm việc ở các ngành với năng suất cao hơn.
Cũng theo ông Thành, Việt Nam cũng cần củng cố hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng, tập trung cải thiện giáo dục trung học và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động có kỹ năng trung bình. Theo chuyên gia này, các hệ thống thương lượng tập thể mới cũng đang là một yêu cầu bức thiết để tạo ra môi trường kinh doanh bền vững hơn.
Điều này góp phần đảm bảo rằng, tăng năng suất lao động đi kèm tiền lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, đồng thời đảm bảo một thị trường nội địa vững mạnh. Giải pháp cuối cùng được đưa ra là Việt Nam cần cải thiện công tác bảo vệ nhóm lao động di cư và các hệ thống phục vụ việc công nhận kỹ năng của họ, đặc biệt là ở những ngành nghề mà trong đó các lao động với kỹ năng thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao.
Vị lãnh đạo của Viện quản lý kinh tế Trung ương cũng phân tích, các hệ thống thương lượng tập thể mới cũng đang là một yêu cầu bức thiết để tạo ra môi trường kinh doanh bền vững hơn. Điều này góp phần đảm bảo rằng tăng năng suất lao động đi kèm tiền lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, đồng thời đảm bảo một thị trường nội địa vững mạnh.
Cuối cùng, cần cải thiện công tác bảo vệ nhóm lao động di cư và các hệ thống phục vụ việc công nhận kỹ năng của họ, đặc biệt là ở những ngành nghề mà trong đó các lao động với kỹ năng thấp và trung bình chiếm tỷ lệ cao như xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều