Doanh nghiệp - Doanh nhân

Larry Page, hành trình hiện thực hóa những ý tưởng "điên rồ" của người sáng lập Google

Là một trong những bộ óc thiên tài đứng sau sự phát triển mạnh mẽ của Google và làm cả thế giới thay đổi cách sử dụng công nghệ Internet trong cuộc sống, nhà sáng lập Larry Page đã trải qua vô vàn khó khăn và thất bại trước khi có thành công như ngày hôm nay.

Larry Page ngay từ nhỏ đã thể hiện tình yêu đam mê với công nghệ. Cha mẹ của anh, Gloria và Carl Page đều là giảng viên ngành khoa học máy tính tại Đại học Michigan State nên luôn làm đầy ngôi nhà của mình bằng các tạp chí công nghệ.

Chân dung ông trùm phía sau đế chế Google.

Page nhanh chóng được gửi vào ngôi trường áp dụng phương pháp giáo dục Montessori. Đây là chương trình học coi trọng phát triển tiềm năng của trẻ một cách tự nhiên, thúc đẩy sự độc lập và sáng tạo. Ngay cả bây giờ, chính tư duy "đào tạo không theo các quy tắc và mệnh lệnh, tạo động lực và luôn đặt câu hỏi về những gì đang diễn ra" đã ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ trong công việc của Page.

Những tạp chí công nghệ gắn liền với tuổi thơ của Larry Page.

Ở tuổi 12, Page đọc một cuốn tiểu sử về nhà sáng chế Nikola Tesla, người đã chết trong bần hàn vì nợ nần. Kết thúc câu chuyện đã làm Page khóc, đồng thời tạo cho anh cảm hứng muốn xây dựng công nghệ không chỉ để thay đổi thế giới, mà phải đủ nhạy bén để lan tỏa hiệu ứng tích cực của nó. "Tôi nghĩ rằng phát minh quá nhiều thứ không phải là tốt", Page nói,  "nếu bạn không thể đưa chúng ra thế giới và mọi người có được lợi ích khi sử dụng."

Larry Page khi còn trẻ.

Trong thời gian học tập tại Đại học Michigan, Page bắt đầu nghiên cứu về phương thức vận tải tương lai. Anh gia nhập nhóm nghiên cứu xe hơi năng lượng mặt trời của trường và đề nghị Michigan nên xây dựng một "hệ thống di chuyển nhanh cá nhân" giữa các khu vực với nhau.

Sau khi tốt nghiệp, Page đến Stanford để học bằng Tiến sĩ. Năm 1995, anh gặp Sergey Brin và nhanh chóng trở thành bạn thân, cùng nhau khám phá về khoa học máy tính.

Anh được nhận xét là một người “tò mò, cầu toàn” và “tập trung vào việc thay đổi thế giới bằng công nghệ”.

Tỉnh dậy từ một giấc mơ mình có thể "tải toàn bộ các trang web", anh bắt đầu với ý tưởng xếp hạng các trang web và nhờ sự giúp đỡ từ Brin.

 

Họ cùng nhau cộng tác để thiết kế một công cụ tìm kiếm, gọi là BackRub. Ngay sau đó, BackRub trở thành Google - bởi vì nó phản ánh tầm nhìn của hai nhà sáng lập về một công cụ giúp "tổ chức thông tin trên toàn thế giới một cách hữu ích”.

 

Larry bên cạnh người bạn đồng hành, Sergey Brin.

Page thừa nhận rằng mình có khả năng sáng tạo những ý tưởng lớn hơn là tập trung quản lý, một phần vì anh không thích giao tiếp với mọi người. Anh giữ vị trí CEO Google cho đến năm 2001, khi bị thay thể bởi Eric Schmidt. Dù Page không hài lòng về việc từ bỏ vị trí CEO, nhưng anh dần dần cảm thấy thoải mái khi ít tham gia vào việc quản lý hàng ngày của công ty.

Văn phòng bé nhỏ những ngày đầu thành lập.

Năm 2007, anh thực sự cảm thấy như mình vẫn dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp. Vì vậy anh để lại tất cả công việc cho các trợ lý xử lý, bất cứ ai muốn nói chuyện với anh đều phải tự theo dõi lịch trình của Page và tìm thời gian trao đổi.

Larry Page trong một buổi giới thiệu sản phẩm khi còn giữ vị trí CEO.

Nhưng trong thời gian đó, anh vẫn rất tích cực tham gia vào sản phẩm mới của Google, đặc biệt là thương vụ mua lại công ty Android của Andy Rubin mà không nói với Schmidt cho đến khi hợp đồng đã được ký. Và 10 năm sau, Page quyết định trở lại chức danh CEO vào năm 2011.

 

Người sáng lập Android, Andy Rubin.

Page tái tổ chức cơ cấu quản lý cấp cao của công ty. Trước cuối năm 2012, Google cho ra mắt Google+, máy tính xách tay Chromebook đầu tiên, Google Glass, dịch vụ Internet tốc độ cao Fiber và nhiều dịch vụ khác.

Android nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh trực tiếp với Apple.

Anh tiếp tục lãnh đạo Google cho đến năm 2015 để trở thành CEO của công ty mẹ Alphabet. Trong vai trò hiện tại, Page dành phần lớn thời gian nghiên cứu các công nghệ mới, gặp gỡ và tuyển dụng những nhân tài.

Nên đọc
Theo Dân Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo