Lễ mừng cơm mới của người La Chí ở Lào Cai
Lễ mừng cơm mới của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai có từ lâu đời. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của hầu hết đồng bào vùng cao, trong đó có người La Chí. Mặc dù ngày nay đời sống vật chất, tinh thần có nhiều đổi mới, song họ vẫn còn giữ nguyên nét đẹp truyền thống mang đậm đà bản sắc tộc người…
Người La Chí thường chọn ngày dậu đi ngắt lúa, ngày Tuất tổ chức lễ cơm mới. Đây là nghi lễ rất quan trọng, nên trước ngày tổ chức, người vợ của chủ nhà được ví như “mẹ lúa” sẽ phải dậy rất sớm chuẩn bị gùi, nhíp đi ngắt những bông lúa đầu tiên đồ cơm mới cúng tạ ơn tổ tiên. Việc đi ngắt những bông lúa đầu tiên còn có ý nghĩa rất thiêng liêng, bởi đây còn là nghi lễ “rước” hồn lúa về, với mong muốn cầu cho mùa vụ mới của gia đình sẽ may mắn, thuận lợi.
Theo quan niệm của người La Chí, khi đi ngắt lúa, “mẹ lúa” kiêng không cho người khác biết, kiêng gặp người lạ, khi đi trên đường nếu gặp người khác cũng không chào, không hỏi, vì họ quan niệm nếu hỏi chuyện, hồn lúa hoảng sợ sẽ đi mất thì năm sau mùa màng của gia đình sẽ không được may mắn. Khi hái bông lúa đầu tiên, “mẹ lúa” nói nhỏ “Hồn gạo, hồn thóc đừng có chạy”, sau đó hái ba bông đầu gói vào một lá chuối theo lý đó là hồn gốc lúa được cất vào trong gùi rồi mới tiếp tục ngắt các bông lúa khác.
Các cum lúa hái về được cất trong kho thóc để tránh trẻ nhỏ trông thấy, sờ vào vì họ sợ sau này khi nấu cơm hay bị sống, sẽ không may mắn cho gia đình. Đến đêm, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ say, “mẹ lúa” lấy các cum lúa mới ra sấy trên bếp rồi cho vào cối giã, sàng, sảy thành gạo để sáng sớm hôm sau dậy đồ cơm. Người La Chí chỉ dùng gạo nếp để làm cơm mới cúng tổ tiên.
Đến ngày Tuất, các gia đình đều mời thầy cúng trong làng đến cúng giúp. Lễ vật dâng trong lễ cơm mới của người La Chí rất đơn giản gồm: Cá, rượu, thịt trâu (miếng da trâu), đặc biệt không thể thiếu được thịt chuột (để cả con). Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày lên chiếc mâm đặt trước bàn thờ tổ tiên (có gia đình làm lễ tại nương). Trong buổi lễ, người phụ nữ cao tuổi mặc trang phục truyền thống chỉnh tề đóng vai "Mẹ lúa" dâng lễ cúng. Bà mẹ lúa tiến hành nghi lễ gặt lúa tượng trưng, diễn tả động tác gặt lúa, giã gạo và lẩm nhẩm cúng khấn. Ý nghĩa của bài cúng là nhờ có tổ tiên dạy bảo biết làm ra hạt gạo nuôi sống con người, hôm nay gia đình làm cơm mới mời tổ tiên, thần lúa, thần gạo... chứng kiến lòng thành, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, sản xuất được nhiều lúa gạo. Trong lễ mừng cơm mới, các nam thanh, nữ tú còn thi hát giao duyên, hát đối đáp và chơi các trò chơi bập bênh, đu đôi nam nữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thông tin bất ngờ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, thực hư chuyện hai bên lên kịch bản lấy bảo hiểm
Thông tin nóng vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở nước ngoài dù đang bị cấm diễn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL lên tiếng
Nhân chứng vụ Đàm Vĩnh Hưng đứt vài ngón chân được dặn phải 'cẩn thận', có tiết lộ gây hoang mang
Kể chuyện hoa Đà Lạt bằng thời trang
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'
Netizen xôn xao khi biết tình trạng hôn nhân thực sự ở hiện tại của Kim Lý và Hồ Ngọc Hà