Lễ Tủ Cải của người Dao Đầu Bằng
Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm Dao Ðầu Bằng có khoảng 35 ngàn người, cư trú ở 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang và Hà Giang với những tên gọi địa phương khác nhau.
Hầu như dân tộc nào cũng có những nghi lễ đời người như lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang, chứa đựng những yếu tố văn hoá đặc trưng. Trong tộc đời của người Dao Ðầu Bằng có một nghi lễ vô cùng quan trọng, đó là Lễ Tủ Cải, nó đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Chưa qua Tủ Cải cũng đồng nghĩa với việc chưa có linh hồn. Chưa qua Tủ Cải dù người đàn ông có thể có vợ, có con thậm chí có cháu vẫn chưa phải là con người thực thụ, có chết cũng không được làm ma, không được cộng đồng thừa nhận với tư cách một cá nhân độc lập…
Theo ngôn ngữ của dân tộc Dao, “Tủ” là báo cáo, “Cải” là đặt tên, vì vậy, “Tủ Cải” là lễ báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ 2 (tên âm) cho người con trai khi đã trưởng thành. Tên thứ hai là để “giao tiếp” với tổ tiên. Bởi theo phong tục của người dân tộc Dao khi cúng lễ tổ tiên họ kiêng dùng tên thật.
Người Dao Ðầu Bằng quan niệm: Ai muốn được công nhận là con cháu Bàn Vương - tức là thuộc huyết thống tộc người Dao, bắt buộc phải qua Lễ Tủ Cải, để khi chết đi linh hồn được quy tụ về đất tổ.
Ðể thành chủ nhân đích thực của gia đình, bắt buộc người con trai phải làm Lễ Tủ Cải. Thường thì con trai dân tộc Dao từ 10 tuổi trở lên đều có quyền được làm lễ. Trước khi Lễ diễn ra, cha mẹ của đứa con đến tuổi sẽ phải đến nhà thầy cúng để xem các yếu tố đứa bé có thể tổ chức Lễ Tủ cải hay không. Khi thầy cúng đồng ý, cha mẹ gửi gắm con trai cho nhà thầy cúng khoảng 7 ngày để thầy dạy đứa bé những nghi thức, nghi lễ để trong quá trình làm Lễ, đứa bé sẽ làm theo lời thầy cúng và để buổi lễ diễn ra suôn sẻ.
Mở đầu cuộc Lễ, thầy cúng đọc lời tuyên bố lý do buổi lễ. Nội dung của nghi lễ này đề cập đến lịch sử của người Dao, về cái lý của việc làm Lễ Tủ cải và những người sẽ thụ lễ lần này. Thầy cả tay phải cầm chuông vừa đi vừa lắc, tay trái cầm gậy có cắm tù và, miệng luôn cầu trời đất phù hộ cho người được cấp sắc, cầu thần để phù hộ cho các gia đình để con cái lớn lên không có bệnh tật, mùa màng cấy đâu được đấy, vạn sự theo ý muốn, làm ăn phát đạt. Người được cấp sắc làm mọi việc theo chỉ dẫn của ông thầy, khấn lạy, nhảy múa theo nhịp trống chiêng.
Cho dù nhiều phong tục tập quán của người Dao, đã có phần mai một nhưng Lễ Tủ Cải đến nay vẫn được tổ chức trong các làng bản Dao cũng bởi nó có những lễ thức mang ý nghĩa giáo huấn. Ấy là khi thầy cúng qua lời khấn của mình khuyên răn chàng trai làm điều thiện. Người Dao cho rằng, những người con trai qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức, biết phân biệt phải trái, mới có đủ tư cách làm các công việc trong lễ cúng Bàn Vương, lễ cúng tổ tiên vào các dịp Tết lễ. Và trên thực tế, những người đã được làm Tủ Cải bao giờ cũng tự điều chỉnh mình sống tốt đẹp hơn với cộng đồng. Và điều quan trọng theo quan niệm của họ là có làm lễ cấp sắc thì sau khi chết hồn mới về đoàn tụ với tổ tiên ở thế giới bên kia.
Sau cuộc lễ, dân bản tổ chức hát múa, liên hoan chúc cho sự trưởng thành của các chàng trai và như muốn thay lời các chàng trai thể hiện ý chí cùng nhau chung sức chung lòng đoàn kết gia đình và dòng tộc để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong đời sống tín ngưỡng của người Dao Ðầu Bằng, chưa qua Tủ Cải cũng đồng nghĩa với việc chưa có linh hồn, thậm chí người đàn ông có chết cũng không được làm ma, không được cộng đồng thừa nhận với tư cách một cá nhân độc lập… Bởi lẽ ấy, với đàn ông Dao Ðầu Bằng, dù giàu hay nghèo, ai cũng phải có một lần làm Lễ Tủ Cải trong đời; người giàu có thể cúng trong 7 ngày, người nghèo cúng trong 3 ngày, hoặc có thể chung mấy gia đình để làm lễ cho các con tiết kiệm chi phí.
Với người Dao, Lễ Tủ Cải cũng là quá trình mang thai, sinh nở của người mẹ, người mẹ ở đây chính là các thầy cúng có nghĩa vụ thiêng liêng, hoài thai, sinh sản, ghép vào đứa bé trai phần linh hồn của người đàn ông. Sau Lễ Tủ Cải, mỗi đứa bé trai có thêm ba người bố cũng chính là ba người thầy đã mang lại cho chúng ba phần hồn và một cái tên mới, cái tên này chỉ để “trò chuyện” với thần linh và tổ tiên. Cũng từ sau Lễ Tủ Cải, người con trai chính thức được cộng đồng coi là người trưởng thành và được tôn trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật phía sau số tiền tỷ phú Mỹ yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng bồi thường, mục đích thật sự được vén màn
Đàm Vĩnh Hưng vội vã rút đơn kiện tỷ phú Mỹ vì không muốn bị công khai ‘bí mật đặc biệt’ này?
Đàm Vĩnh Hưng có động thái bất ngờ giữa lúc bị vợ chồng Bích Tuyền công khai tin nhắn ‘xin tiền’
Gia đình hiếm hoi bậc nhất điện ảnh Việt: 3 NSND, 1 NSƯT, danh tiếng lẫy lừng
Thương Tín phải chấp nhận những điều này khi bệnh tật
Lý Nhã Kỳ: Kiêu sa, lộng lẫy trong đêm Giáng sinh