Ly kỳ bộ lạc làm nghề nguy hiểm nhất thế giới, kiếm sống nhờ bắt rắn độc
Một bộ lạc ở ngoại ô thành phố Chennai, Ấn Độ, nổi tiếng với nghề săn bắt rắn bằng tay không và điều chế thuốc chống nọc độc cho các bệnh viện trong nước.
Kali cho biết anh được trả 4,5 USD cho con vừa bắt và 35 USD cho một con rắn hổ mang. Những ngày may mắn, anh sẽ tìm thấy lũ rắn một cách nhanh chóng, nhưng cũng có những ngày phải ra về tay không. Số tiền kiếm được giúp anh chi trả học phí cho các con. Ảnh: SCMP.
Hợp tác xã của người Irula do một nhà bảo tồn người Mỹ tên Rom Whitaker thành lập, hiện nằm dưới sự điều hành của chính quyền địa phương. Những con rắn bắt được bị nhốt trong một tháng để thu hoạch nọc độc 4 lần. Họ sẽ giữ đầu và ấn răng nanh con rắn vào lớp da trên miệng cốc thuỷ tinh để nọc chảy xuống. Ảnh: Alamy.
Một lượng nọc độc không đủ gây tử vong lấy từ 4 loài rắn được tiêm vào ngựa để tạo ra kháng nguyên. Sau đó chúng được dùng để làm chất chống nọc rắn cho các vết cắn. Ảnh: Taipei Times.
Ấn Độ có 244 loài rắn, trong đó 4 loại độc nhất là rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn lục hoa và rắn Russell, có thể tìm thấy ở khắp nơi trên cả nước. Mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì rắn cắn ở Ấn Độ nhưng hầu hết không được báo cáo do các nạn nhân không bao giờ tới bệnh viện chữa trị. Ảnh: Yahoo.