Made in Vietnam

2 trường Bách khoa chế tạo thành công buồng khử khuẩn di động

DNVN - Hệ thống buồng khử khuẩn tự động có khả năng ứng dụng cao ở các nơi khác có yêu cầu sát khuẩn như bệnh viện, các khu vực cách ly, doanh nghiệp sản xuất… Mới đây, hai trường đại học lớn là ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) đều đưa ra những mẫu buồng khử khuẩn tự động đầu tiên.

Việt Nam nghiên cứu chế tạo thành công bộ KIT chẩn đoán Sars-CoV2 / Tập đoàn Asanzo tung ra thị trường loạt sản phẩm điều hòa kháng khuẩn

Đặc điểm chung của hệ thống máy khử khuẩn toàn thân di động của hai trường ĐH là có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển. Hệ thống tích hợp các kỹ thuật khử khuẩn khác nhau, dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế về quy trình sát khuẩn. Việc sát khuẩn tập trung vào nhóm vi khuẩn bám trên bề mặt như quần áo, giày dép, tóc, khuôn mặt hay đồ mang theo như túi xách nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc của vi khuẩn.
Tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thành Nhân - Viện Cơ khí, ĐHBK Hà Nội - làm trưởng nhóm, phối hợp với các thành viên ở các Viện chuyên ngành khác như Viện KH&CN Môi trường, Viện Vật lý kỹ thuật và các kỹ sư mới ra trường cùng các em sinh viên tham gia.
heo PGS.TS. Doãn Ngọc Hải (Viện trưởng Viện SKNN&MT), hệ thống được thiết kế dựa trên nguyên tắc sử dụng dung dịch nước muối ion hóa (Anolyte) dạng sương phun toàn thân nhằm sát khuẩn nhanh bề mặt cơ thể.

heo PGS.TS. Doãn Ngọc Hải (Viện trưởng Viện SKNN&MT), hệ thống được thiết kế dựa trên nguyên tắc sử dụng dung dịch nước muối ion hóa (Anolyte) dạng sương phun toàn thân nhằm sát khuẩn nhanh bề mặt cơ thể. Ảnh: ĐHBK HN

Theo PGS.TS. Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (NOIEH), trên 90% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt quần áo, cơ thể và các vật dụng trên người bị loại bỏ hoàn toàn chỉ sau 30 giây đứng trong buồng khử khuẩn di động. Thiết bị đạt công suất khử khuẩn 1.000 người/ngày.
Việc đánh giá thử nghiệm đã và đang được NOIEH tiến hành theo các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn và quyết định 120/QĐ-BYT ngày 24/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành quy trình khảo nghiệm hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Theo đó, buồng khử khuẩn toàn thân di động được đánh giá ở mức độ trung bình và đánh giá trên vi khuẩn gam (+), vi khuẩn gam (-) và vi khuẩn thông thường với tỷ lệ là 99%. Yếu tố di động của hệ thống cho phép di chuyển hệ thống được dễ dàng, tăng khả năng ứng dụng.
PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hương, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: Với mô hình thử nghiệm buồng khử khuẩn toàn thân di động, các nhà khoa học Trường ĐHBK Hà Nội đã xác định được các chế độ làm việc của các khoang trong dây chuyền khử khuẩn về điều kiện vi khí hậu, nồng độ trung bình ozone trong khoang, chế độ phun sương, thời gian hoạt động. Thiết kế cấu trúc, kích thước, quy trình hoạt động của các khoang trong buồng cho phép đảm bảo hiệu quả của các kỹ thuật khử khuẩn. Bên cạnh đó, quy trình điều khiển hoạt động của dây chuyền cũng được thực hiện đồng bộ.
Phần chính của hệ thống là một máy phun dung dịch sương mù 360 độ, kết hợp với cảm biên hồng ngoại lắp đặt bên trong buồng giúp tự động kích hoạt quá trình phun khử khuẩn khi phát hiện có người đi qua.

Phần chính của hệ thống là một máy phun dung dịch sương mù 360 độ, kết hợp với cảm biên hồng ngoại lắp đặt bên trong buồng giúp tự động kích hoạt quá trình phun khử khuẩn khi phát hiện có người đi qua. Ảnh: ĐHBK HN.

Còn về mặt công nghệ, theo Thạc sỹ Lê Cao Cường - Thành viên trong nhóm, vẫn còn nhiều điểm có thể cải thiện - nhất là công nghệ tạo và duy trì độ ổn định của nồng độ ozone và phân bố ozone trong buồng khử khuẩn. Trong thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về các kỹ thuật như điều khiển tự động kết hợp với các kỹ thuật khác mà trong Trường ĐHBK hiện đang làm chủ để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Hiện tại hệ thống buồng khử khuẩn toàn thân di động đã được nhóm nghiên cứu trường ĐHBK Hà Nội chuyển giao cho Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường sẽ có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp đưa mô hình thử nghiệm thành các sản phẩm hoàn thiện với đầy đủ các chứng nhận cũng như giấy phép sử dụng của ngành y tế. Việc đưa vào sản xuất nếu có các doanh nghiệp đồng hành sẽ đưa ra sản phẩm tốt với chi phí hợp lý để phục vụ cộng đồng.
Tại TPHCM, buồng khử khuẩn toàn thân di động là sản phẩm kết hợp giữa hai đơn vị: Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia của Đại học Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.
Buồng khử khuẩn được thiết kế cho phép khử khuẩn nhanh trong vòng 30 giây, sẽ không làm mất quá nhiều thời gian khi đi qua máy khử khuẩn mà vẫn đảm bảo đủ được an toàn, phục vụ quy mô lớn.
Buồng khử khuẩn là sản phẩm kết hợp giữa hai đơn vị:  Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia của Đại học Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Buồng khử khuẩn là sản phẩm kết hợp giữa hai đơn vị: Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia của Đại học Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐHBK TPHCM

Với những ưu điểm như khử khuẩn nhanh chóng, toàn thân; Số lượng người được khử khuẩn lớn; Dễ dàng tháo lắp, vận chuyển; Sử dụng tự động, dễ dàng. Với thiết kế gồm cảm biến cảm biến phát hiện người và tự động phun; có đèn tính hiệu, hệ thống phun siêu âm 360 không gây ướt và giúp khử khuẩn toàn bộ cơ thể; dung dịch khử khuẩn anloyte đã được pha chế và kiểm định yếu tố an toàn khi sử dụng.
Trong đợt ra mắt ngày này sẽ có 3 buồng khử khuẩn được đưa vào sử dụng tại: Thành Đoàn TPHCM và Viện Y dược học Dân tộc TPHCM và Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP (Sài Gòn Co.op).
Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm