Mạng Internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, mạng Internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới mà chúng ta phải tìm cách để vượt qua.
Sáng 6/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật an toàn thông tin.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, mạng Internet đã trở thành trung tâm của nền kinh tế và xã hội của mọi quốc gia. Tuy nhiên mạng Internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới mà chúng ta phải tìm cách để vượt qua. Mặt khác, tính hai mặt của công nghệ Internet đang là thách thức đối với việc thực thi luật pháp để điều chỉnh những hành vi lợi dụng mạng Internet nhằm truyền đưa, lưu trữ, phát tán thông tin sai trái, độc hại, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Các cá nhân, tổ chức luôn phải đối mặt với nhiều loại hình tấn công trên mạng với mức độ ngày càng thường xuyên hơn, như: làm biến dạng trang tin, lừa đảo trên mạng, tấn công từ chối dịch vụ, phát tán mã độc hại và vi-rút máy tính, thư rác, đánh cắp thông tin, phá hoại dữ liệu…
Hiện nay, trên môi trường mạng đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân ở tầm quốc gia sử dụng mạng để đánh cắp, thỏa hiệp hoặc phá hủy dữ liệu quan trọng của quốc gia khác. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang đứng trước các mối đe dọa từ các tội phạm trên môi trường mạng. Việc tấn công vào các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam được dàn dựng bởi các nhóm tội phạm đang ngày càng phổ biến hơn. Các nhóm tội phạm khác nhau như: khủng bố, tình báo nước ngoài và quân đội của một số nước hiện nay đang hoạt động nhằm mục đích xâm hại lợi ích của Việt Nam trên mạng.
Từ thách thức và yêu cầu thực tiễn đòi hỏi Việt Nam cần có các quy định pháp lý về an toàn thông tin để nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đánh giá dự án Luật an toàn thông tin được Ban soạn thảo chuẩn bị công phu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, ở các nước thường ban hành các luật khác nhau xoay quanh nội dung này, do vậy chúng ta cũng phải cân nhắc theo quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế. Đồng thời dự án luật cần cân nhắc để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tuân thủ và phù hợp với Luật đầu tư.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, vấn đề an toàn thông tin rất rộng về phạm vi với các thông tin được thể hiện trên mạng Internet, di động, vô tuyến điện... Trong đó có các nội dung thông tin gắn liền với cuộc sống thực tiễn của người dân và với công việc cụ thể cũng như vấn đề thông tin cá nhân. Do vậy vấn đề quan trọng nhất của dự án luật này là vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh an ninh mạng.
Cùng đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, dự thảo cần được thu gọn lại cho phù hợp hơn. Cần đánh giá mức độ mất an toàn thông tin ở 3 cấp độ là: Vi phạm, đánh cắp thông tin trên mạng; xung đột thông tin; cấp độ chiến tranh mạng.
Từ thực tiễn đặt ra rất bức xúc với những thông tin gây nhiễu loạn cuộc sống, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đồng tình với việc cần thiết phải ban hành dự án luật này. Đồng thời bà Phóng cũng đề nghị dự án luật nên gói gọi lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tập trung vào lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, báo chí cũng là thông tin, các trang mạng, blog cá nhân cũng được coi là thông tin. Người dân được quyền tiếp cận thông tin, do vậy luật cần quy định người dân được tiếp cận thông tin gì và thông tin gì thì bị cấm.
“Kể cả với những tin bậy bạ, mình không cấm được người ta đưa tin. Người ta nói A, mình bảo B và để công chúng tự phân tích xem thông tin nào đúng. Mình có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, nhưng không thể cấm người ta không được nói” – Chủ tịch Quốc hội cho hay.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, khoanh lại dự thảo Luật an toàn thông tin cho phù hợp hơn, khả thi hơn, đồng thời không để vướng với các dự án luật khác.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, sớm hoàn thiện dự án luật để có thể kịp thời trình ra Quốc hội tại phiên họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5 tới.
Theo Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Ông lão lên núi nhặt được một tảng 'đá thịt lợn' lớn, có người ra giá hơn 350 triệu không bán, kết quả thẩm định 'báu vật' này là gì?
Một người nông dân lên núi đào măng, tìm thấy hai 'quả trứng đẫm máu', các chuyên gia xem xong phán: Trị giá hơn 2,8 tỷ đồng
Trong 'Tây Du Ký', vì sao khắp Tam giới không ai dám giết Tôn Ngộ Không? Câu trả lời hiện rõ trên tảng đá nơi hắn sinh ra
Cá cờ từng được bắt nhiều ở quê làm thức ăn cho gà, vịt, sao hiện nay hiếm thế nhỉ?
Cột tin quảng cáo