Multimedia

Clip: Trắng trợn cướp con mồi từ báo săn, bầy kền kền bị "nghiệp quật" ngay tức thì

Nhân quả không chừa một ai, gieo nhân nào ắt sẽ nhận lại quả tương ứng, cũng giống như trường hợp bầy kền kền đi cướp con mồi của kẻ khác và đã gặp phải kết cục tương tự ngay sau đó.

Có gì bên trong chai rượu vang 1.650 năm khiến giới khảo cổ đau đầu không biết nên mở hay không? / Phát hiện 'mộ thây ma', có dấu hiệu can thiệp để 'thây ma' không đội mồ sống dậy

Những cuộc chiến sinh tồn, kiếm tìm thức ăn trong thế giới tự nhiên hoang dã bao giờ cũng là những cuộc chiến gay cấn, khốc liệt.

Săn được con mồi đã là khó, nhưng giữ được con mồi cũng là một vấn đề nan giải mà kẻ đi săn phải giải quyết.

Nguyên nhân là do tình trạng thức ăn ngày càng trở nên khan hiếm cũng như việc đi cướp bao giờ cũng nhàn, tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn là tự đi săn. Do đó, lực lượng "không làm mà vẫn muốn ăn" xuất hiện ngày càng nhiều trong tự nhiên hoang dã.

Điểm qua đội quân chuyên đi ăn trực, nổi trội có những cái tên như: linh cẩu, kền kền, chó hoang, kể cả những động vật săn mồi bậc cao khét tiếng như sư tử, hổ, báo cũng không ít lần chọn cách "ăn hộ con mồi" thay vì đi săn.

Nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra, một trong số đó đã được anh Brett Heasman, kiểm lâm viên, ghi hình lại khi đang làm việc.

Clip nguồn LatestSightings.

Sự việc diễn ra vào một ngày cuối tuần, hôm đó, Heasman và nhóm của mình nhận được cuộc gọi tổng đài báo cáo về sự hiện diện của báo săn (gepa) trong khu vực.

Tò mò không biết con báo định làm gì trong địa phận của con người, Heasman quyết định tìm kiếm nó.

Thì ra, con báo gepa mới đi săn được một con linh dương impala và đang định đánh chén con mồi.

Bất ngờ, không biết bằng cách nào một bầy kền kền lớn hơn chục con đánh hơi được mùi thức ăn, kéo đến vây xung quanh con báo.

Con báo không thể ăn ngon miệng khi xung quanh bị bao vây bởi lũ kền kền.

Con báo không thể ăn ngon miệng khi xung quanh bị bao vây bởi lũ kền kền.

Kền kền là loài chim được mệnh danh là "chuyên gia ăn xác chết". Nguyên nhân là bởi bộ "móng vuốt", vũ khí thường được các loài chim khác dùng để săn mồi, của kền kền không đủ lớn và sức mạnh. Do đó, nó phải chuyển sang cách thức khác phù hợp hơn để sinh tồn.

Từ đó, cơ thể của kền kền phát triển theo hướng giúp nó có thể thoải mái ăn các loài xác động vật chết mà không phải lo lắng về dịch bệnh. Đầu tiên, dịch tiêu hóa trong dạ dày của chúng có độ PH rất thấp, giúp nó có thể hòa tan được tới 60% các loại độc tố. Tiếp đến, kền kền có thể giữ 40% số độc tố không bị tiêu hủy còn lại ở trong dạ dày của mình, khiến cơ thể không bị ảnh hưởng.

Cứ mỗi khi con báo định cúi đầu xuống để ăn thì cả đàn kền kền lại nhích đền gần hơn. Bị hàng chục con mắt hau háu đói của bầy kền kền bao vây xung quanh khiến con báo rất bực mình. Nó cố gắng xua đuổi nhưng vô ích trước sự lì lợm của những vị khách không mời.

Sau những nỗ lực không thành, con báo săn đành phải bỏ đi nhường lại miếng mồi cho lũ kền kền đáng ghét.

Cuối cùng, con sư tử xuất hiện, đánh đuổi lũ kền kền rồi nhanh chóng gặm miếng thịt bỏ đi mất trong sự ngỡ ngàng của người xem.

Cuối cùng, con sư tử xuất hiện, đánh đuổi lũ kền kền rồi nhanh chóng gặm miếng thịt bỏ đi mất trong sự ngỡ ngàng của người xem.

 

Cảnh tượng hàng chục con kền kền, lúc nhúc lao vào xâu xé miếng thịt linh dương thật sự kinh hoàng. Tuy nhiên, niềm vui của lũ ăn cướp không kéo dài được lâu, một con sư tử "từ trong không khí" xuất hiện, đuổi sạch lũ kền kền rồi cướp lấy miếng mồi và biến mất y chang cách nó đến.

"Quá nhanh quá nguy hiểm", cả đoàn người quay phim chỉ kịp thốt mấy chữ thẫn thờ đó sau khi chứng kiến vụ việc vừa xảy ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, có vẻ như con báo đã đánh hơi được sự xuất hiện của kẻ thù mạnh hơn mình là sư tử nên mới nhanh chân tháo chạy, chứ không phải là do sợ nhóm "tiểu yêu" kền kền.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm