Multimedia

Clip: Vật thể lạ “đốt cháy” khung hình tàu vũ trụ NASA/ESA

Tàu vũ trụ SOHO đang chờ đợi sự xuất hiện của một quả cầu lửa từ Mặt Trời thì bị một vật thể khác sáng rực bay chéo ngang khung hình.

Những điều thú vị về quốc gia duy nhất trên thế giới lái xe thoải mái nhấn hết ga trên cao tốc / Nơi duy nhất trên thế giới có hàng nghìn người tìm đến mỗi ngày để thoải mái dẫm đạp thủy tinh

SOHO là tàu vũ trụ quan sát Mặt Trời và nhật quyển do hai cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu là NASA và ESA đồng điều hành. Các nhà khoa học đang chú tâm theo dõi một đợt hoạt động cực đoan của Mặt Trời bằng thiết bị LASCO của tàu này thì vật thể lạ xuất hiện.

Cảnh tượng khung hình SOHO bị cắt ngang bởi "vật thể lạ", cũng như video cận cảnh về một vụ phun trào năng lượng xảy ra trên Mặt Trời - Clip: NASA/ESA/SPACE.COM

Thiết bị LASCO của SOHO nhìn vào Mặt Trời với một đĩa chắn tầm nhìn ở giữa giúp ngăn tàu vũ trụ bị chói, từ đó giúp nhìn rõ hơn những vụ phun trào của nó.

Mặt Trời đang vào thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ 11 năm, vì vậy các vụ phun trào năng lượng giống như những quả pháo sáng diễn ra khá thường xuyên.

SOHO cũng chú tâm tìm kiếm những quả cầu lửa lớn gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME) đi kèm những vụ phun trào này.

 

Đều này giúp NASA/ESA có được dữ liệu cần thiết cho các nghiên cứu về ngôi sao mẹ của chúng ta, cũng như biết được khi nào các vụ phun trào và CME có thể lao về phía Trái Đất và gây ra bão địa từ.

Tuy nhiên lần này, một thứ thậm chí còn sáng hơn khoảnh khắc các quả cầu lửa ra đời đã bay chéo khung hình trong đoạn clip mà SOHO thu thập.

Nhưng bạn có thể yên tâm đó không phải trò đùa của người ngoài hành tinh hay một vật thể vũ trụ đe dọa Trái Đất.

Theo NASA/ESA, thứ mà SOHO vô tình ghi hình lại chính là sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS), "người bạn cũ" vừa ghé thăm khu vực bên trong của hệ Mặt Trời sau 80.000 năm.

Như mọi sao chổi khác, vật thể này đã xảy ra hiện tượng thăng hoa khi các vật liệu lạnh giá tạo nên nó bị đốt nóng đột ngột khi đến gần Mặt Trời.

 

Đầu sao chổi (coma) kéo dài khoảng 209.000 km với đuôi dài khoảng 29 triệu km, đó là lý do tại sao nó vẫn nằm trong tầm nhìn của SOHO trong nhiều ngày nay.

Còn có một điều thú vị khác trong hình ảnh mà SOHO gửi về: Nếu bạn nhìn về phía bên trái của đĩa Mặt Trời, bạn có thể thấy một quả cầu màu trắng sáng, đó chính là hành tinh Sao Thủy.

Clip: Vật thể lạ “đốt cháy” khung hình tàu vũ trụ NASA/ESA- Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy sao chổi rực sáng bay chéo ở góc phải, trong khi ngay rìa trái khung hình là Sao Thủy - Ảnh: NASA/ESA

Hiện tại, sao chổi C/2023 A3 đang ở vào giai đoạn thuận tiện để quan sát. Các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ xuất hiện rực rỡ nhất từ ngày 12-10, đủ để nhìn bằng mắt thường, kéo dài vài ngày trước khi mờ dần.

 

Sao chổi này sẽ xuất hiện vào đầu buổi tối trong giai đoạn này và ở khá thấp phía đường chân trời.

C/2023 A3 chính thức được khoa học hiện đại ghi nhận từ năm 2023 nhưng các tính toán cho thấy tổ tiên của chúng ta, khi còn sống giữa nhiều loài người khác 80.000 năm về trước, đã được quan sát nó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm