Nơi duy nhất trên thế giới có hàng nghìn người tìm đến mỗi ngày để thoải mái dẫm đạp thủy tinh
Lý do thâm sâu đằng sau hình ảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc ăn món thịt 'cấm' thời nhà Tống / CLIP: Trâu rừng biến mình thành kẻ đi săn sư tử rồi nhận ngay cái kết ít ai ngờ
Đến năm 1960, chính quyền địa phương đã thảo luận kĩ càng và quyết định dẹp bỏ bãi rác. Người ta đã dành nhiều ngày để thu gom những loại rác thải lớn và khó phân hủy như đồ đạc, máy móc. Tuy nhiên vẫn còn sót lại hàng triệu vỏ chai, mảnh thủy tinh khiến nơi đây dần trở thành địa điểm bị thời gian“lãng quên”.
Sau hơn 1 thế kỷ, nhờ những cơn sóng mà hàng triệu chai lọ thủy tinh va đập vào vách đá trở thành loạt mảnh vỡ nhỏ. Tiếp đến, nước và bãi cát mịn màng đã mài giũa, đẽo gọt chúng thành những viên cuội vô hại, đẹp mắt.
Cũng từ đó, bãi tập kết rác đã lột xác thành bãi biển thủy tinh lung linh sắc màu. Đến đầu thế kỷ 21, bãi biển được Cơ quan quản lý công viên bang California mua lại nhằm nối liền với công viên nước MacKerricher kề bên. Sau đó, họ tiến hành cải tạo và biến nơi đây thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại California.
Hiện tại, vào mùa hè, mỗi ngày khu vực bãi biển thuỷ tinh đón khoảng 1.000 khách du lịch đến để chiêm ngưỡng món quà đến từ Mẹ thiên nhiên.
Bên cạnh đó, theo luật Công viên California, không được mang bất cứ thứ gì từ bãi biển ra khỏi bãi biển. Vậy nên những ai đang có ý định mang đá thủy tinh về làm kỷ niệm thì nên từ bỏ để tránh gặp phải phiền phức không đáng có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?