Mỹ phát kiến công nghệ kính hỗ trợ nhìn đêm thông minh mới
Theo thông tin được DAPRA công khai, hệ thống kính hỗ trợ nhìn đêm mới có độ tinh xảo gấp nhiều lần so với các thiết bị nhìn đêm cá nhân hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ mới này vẫn đang trong quá trình thực nghiệm và cần thêm thời gian để hoàn thiện. Các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, thiết bị hỗ trợ nhìn đêm cá nhân hiện nay quá nặng và cồng kềnh gây ảnh hưởng tới hiệu quả tác chiến của binh sĩ. Nếu đeo kính nhìn đêm trong thời gian dài rất có thể gây chấn thương xương cổ cho người đeo.
Thế hệ kính nhìn đêm mới sẽ được chuyển sang sử dụng công nghệ ảnh kỹ thuật số. Như vậy, kính nhìn đêm sẽ tự nhận biết môi trường và kích hoạt chức năng khi hoạt động ở môi trường ánh sáng yếu. Điều này rất quan trọng đối với binh sĩ khi trong quá trình chiến đấu họ thay đổi môi trường liên tục từ nơi tối ra nơi sáng hoặc ngược lại.
Kính nhìn đêm mới khi cần cũng có thể gửi thông tin thu thập được trên chiến trường về sở chỉ huy. Thiết bị nhìn đêm mới còn được trang bị cảm biến hồng ngoại thế hệ mới không cần làm mát (thế hệ cảm biến hiện nay khi hoạt động thời gian dài thường bị nóng lên và giảm độ nhạy với ánh sáng) và khả năng chỉ thị mục tiêu.
Chuyên gia DAPRA nhận định, kính nhìn đêm thế hệ mới sẽ có kích thước, trọng lượng tương tự như kính đeo mắt thông thường. Nó hoạt động bằng pin năng lượng với thời gian sử dụng liên tục là 24 giờ và giá thành mỗi thiết bị không quá 5.000 USD.
Hiện tại, DAPRA vẫn chưa thông báo thời điểm trang bị đại trà kính nhìn đêm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là loại giấm được xem là 'vàng lỏng' trong thế giới ẩm thực: Giá hơn 10 triệu đồng/100ml, cách vô cùng kỳ công
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon