Quốc tế

Nga "dồn lực" chế tạo tên lửa siêu trọng, sức nâng 150 tấn

(DNVN) - Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết Nga đang "dồn lực" vào chương trình vũ trụ mới với việc chế tạo tên lửa siêu trọng có sức nâng tới 100-150 tấn.

Theo thông tin trên báo Tin tức, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Rossia 24" ngày 30/12, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết việc chế tạo tên lửa siêu trọng đã được khởi động trong chương trình vũ trụ mới của Nga.

Theo nhà lãnh đạo Nga này, tên lửa "Angara" hiện có thể chở từ 7-37 tấn hàng lên vũ trụ, còn loại tên lửa siêu trọng mới có sức nâng tới 100-150 tấn. Ông Rogozin nhấn mạnh Nga sẽ chế tạo loại tên lửa "khủng" cực kỳ siêu trọng dựa trên nền tảng công nghiệp hoàn toàn mới và bước đầu tiên là chế tạo tên lửa siêu trọng Fenix. 

Tên lửa Angara của Nga. Ảnh: sputnik.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Rogozin cũng cho biết Nga cũng đang chế tạo tàu phá băng với công suất lên tới 110 MW (megawatt). Theo đó, tàu phá băng thế hệ mới này có thể vượt qua những tảng băng độ dày tới 5 mét. Ông Rogozin nhấn mạnh hiện trên thế giới chưa có tàu phá băng nào công suất lớn tương đương.

Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban Quân sự Hạ viện Nga tiết lộ quân đội nước này đang sử dụng công nghệ tên lửa tiên tiến của Pháp cho kế hoạch phát triển một tên lửa hạt nhân tấn công tốc độ cực cao. Báo Một thế giới thông tin.

Theo các tài liệu được gắn nhãn “chưa phân loại” của Nga, Tập đoàn sản xuất tên lửa MBNA và Trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ ONERA của Pháp, đang làm việc với hãng chế tạo tên lửa Raduga và Rosoboronoexport - một công ty quốc phòng nhà nước Nga. Các bên sẽ tập trung phát triển một loại tên lửa siêu thanh có tốc độ từ Mach 4 đến Mach 8, tức là từ 4910 km/h đến 9820 km/h. 

Tướng Robert Kehler, một cựu chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, khi được hỏi về kế hoạch hợp tác giữa Nga và Pháp cho biết: “Mặc dù Nga là kẻ thù khá cởi mở trong một số vấn đề, nhưng việc chuyển giao công nghệ cho bất kỳ đối thủ tiềm năng nào là rất quan trọng và cần được quan tâm. Tôi thực sự lo ngại về điều này.”

Một bản vẽ cho thấy những giai đoạn với vai trò lần lượt của các công ty Pháp và Nga đã được công bố. Trong đó, bản vẽ mô tả chi tiết kế hoạch thử nghiệm tên lửa siêu thanh của Nga được phóng từ máy bay ném bom Tu-22. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên của quá trình phóng sẽ có sự hỗ trợ của tên lửa “A84”.

 

Sau khi tăng tốc, tên lửa bay ở tốc Mach 4 đến Mach 8 trong vòng 20-30 giây tại độ cao 40km, trước khi phá hủy mục tiêu. Tên lửa sẽ gửi các tín hiệu cần thiết đến một máy thu trong suốt quá trình bay.

Thomas K. Scheber, một cựu quan chức hoạch định chính sách hạt nhân của Lầu Năm Góc, đồng thời là cựu quan chức tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, cho biết Trung Quốc, Nga, Pakistan và Ấn Độ đều đang phát triển các loại vũ khí tấn công tiên tiến.

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo