Nghi lễ cưới hỏi của người Dao áo dài ở Hà Giang
Dân tộc Dao nói chung, người Dao áo dài ở Hà Giang nói riêng, có những nét văn hóa rất đặc sắc tạo nên cái rất riêng của dân tộc, góp phần rất quan trọng làm phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ở Hà Giang. Sự đặc sắc đó, phải kể đến những nghi lễ trong đám cưới của họ.
Lễ cưới của người Dao áo dài được tiến hành qua nghi thức: Lễ so tuổi, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt.
Trong lễ cưới, nhà cửa của người Dao áo dài được trang hoàng đẹp đẽ, có dán các miếng giấy đỏ ghi những dòng chữ chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Đoàn đón dâu của nhà trai gồm các ông quan làng, phù rể, bà đón dâu... là những người am hiểu phong tục tập quán, nghi thức cúng, ứng xử giỏi, gia đình hạnh phúc, thuộc các bài hát trong đám cưới. Chú rể, đầu đội khăn xếp bằng mảnh vải đen, gấp dọc nhiều lớp quấn quanh đầu thành vành to, trùm khăn (hoặc áo). Cô dâu mặc áo dài truyền thống của dân tộc, thắt dây bạc ngang lưng, đầu trùm khăn (hoặc áo), tay đeo nhiều vòng, nhẫn bạc. Lễ vật dẫn cưới tuân theo các điều khoản đã được quy định ở lễ ăn hỏi.
Thời gian tiến hành lễ cưới bắt đầu từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau. Nhà trai muốn đến được nhà gái đón dâu, phải qua các “cửa ải” bằng những lời hát dao duyên và uống rượu. Người Dao áo dài quan niệm, khi vượt qua được những cửa ải này là họ đã khắc phục được những tai ương và đôi vợ chồng sau này sẽ may mắn và sống hạnh phúc.
Sau khi vào trình lễ, hai gia đình cùng ăn cơm, hát đối đáp chúc mừng hạnh phúc đôi lứa. Đến sáng hôm sau, cô dâu được mẹ dẫn ra khỏi phòng đến trước bàn thờ tổ tiên làm lễ bái tổ, cô dâu, chú rể ra mắt mọi người trong lễ cưới. Cả hai cùng bước đến mâm thầy cúng, lạy tổ tiên sau, từng người trong gia đình để trả ơn công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo khôn lớn.
Đoàn người đón dâu đưa cô dâu, chú rể ra cửa. Trên đường về, đoàn đưa dâu phải tuân theo những kiêng kị nhất định như phải đi thẳng, không được lên nhà, đi qua dưới máng nước hay đi qua phía sau nhà người khác. Về đến nhà trai, phải chờ thầy cúng làm phép giải hạn, đuổi tà ma và đợi đến giờ tốt mới được lên nhà. Họ đến bàn thờ tổ tiên vái lạy, uống chén rượu và nghe chủ hôn căn dặn, dạy bảo những điều tốt đẹp, sau đó đến mâm thầy cúng để lạy ông bà nội, bố mẹ, anh chị em ruột, họ hàng thân thích theo từng thứ bậc.
Cưới xong trong 3 ngày, cô dâu kiêng không được về thăm bố mẹ đẻ, các gia đình trong bản. Sau đó, trong khoảng thời gian nhất định đã được hai bên gia đình thỏa thuận, đôi vợ chồng mới được về nhà ngoại để chào bố mẹ, anh em, họ hàng bên ngoại và nghỉ lại tại đây. Đến ngày hẹn, ông bà thông gia nhà gái cùng con gái và con rể về nhà trai làm lễ lại mặt.
Hiện nay, do có sự giao thoa văn hóa nên thanh niên nam nữ người Dao áo dài có thể tìm hiểu và kết hôn bình đẳng với các dân tộc khác, nên nhiều tập tục trong lễ cưới của người Dao có sự thay đổi, phù hợp điều kiện từng gia đình, địa phương những vẫn giữ được những nét truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhân chứng vụ Đàm Vĩnh Hưng đứt vài ngón chân được dặn phải 'cẩn thận', có tiết lộ gây hoang mang
Hậu duệ của sao Tây Du Ký trông như thế nào? Con gái Ngộ Không “không có ai để gả”, nhưng con trai Bát Giới đẹp trai quá!
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'
Anh là người mà Chương Tử Di từng muốn lấy nhất, xuất sắc hơn Uông Phong, nhưng hiện tại vẫn độc thân với tài sản ròng vài trăm tỷ
Người chứng kiến toàn bộ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt lìa vài ngón chân ở nhà tỷ phú Mỹ có thái độ kỳ lạ
Lộ clip Đàm Vĩnh Hưng bị ngã ở nhà tỷ phú Mỹ, nhân chứng sống tuyên bố cứng rắn trước khi ra tòa