Ngỡ ngàng bộ tộc có tục lệ dạy trẻ thôi miên rắn ở Ấn Độ
Ở khu làng này, có hẳn lớp học dạy trẻ thôi miên rắn. Bé Rekha Bae, 6 tuổi, cũng giống như 600 đứa trẻ khác trong bộ tộc Vadi, được làm quen với loài rắn độc hổ mang bành từ năm 2 tuổi.
Tất cả trẻ em ở đây đều hoàn thành khóa huấn luyện 10 năm để trở thành một người thuần hóa rắn giỏi. Cách sống chung với rắn còn phụ thuộc vào giới tính.
Thông thường, đàn ông sẽ là người đóng vai trò chủ đạo, còn phụ nữ thì chăm sóc chúng khi chồng, cha hoặc anh mình đi vắng.
Người đảm nhiệm chương trình huấn luyện này, ông Babanath Mithunath Madari, 60 tuổi, cho biết: “Chương trình huấn luyện bắt đầu từ khi trẻ 2 tuổi. Khoảng 12 tuổi là trẻ em ở đây có thể biết mọi điều về rắn. Chúng tôi dạy cho trẻ rằng chỉ nên tách rắn ra khỏi môi trường sống của chúng trong vòng 7 tháng mà thôi. Sau đó, chúng tôi dạy cho trẻ cách thuần hóa rắn để cả hai bên đều sống chan hòa với nhau, tin tưởng và lệ thuộc vào nhau.
Loài rắn hổ mang sẽ được cho ăn một loại thảo dược. Vì vậy, nọc độc của chúng bị vô hiệu hóa. Chúng tôi không cắt răng của chúng đi bởi như vậy rất tàn nhẫn. Đơn giản vì bộ tộc chúng tôi coi rắn như bọn trẻ. Từ hồi nhỏ tới nay, tôi mới chỉ nghe thấy một người bị rắn cắn vì anh này giữ rắn trong nhà nhiều hơn 7 tháng”.
Từ năm 1991, theo luật pháp Ấn Độ, hành động của bộ tộc là vi phạm pháp luật. Bởi vậy, bộ tộc đứng trước rất nhiều áp lực. Cảnh sát liên tục rà soát người dân thôi miên rắn ở khu vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo