Ngôi đền thiêng cứ 20 năm được xây lại một lần ở Nhật
Ise Grand Shrine hay còn gọi là Ise Jingu là tên gọi chung cho khu đền đạo Shinto linh thiêng nhất ở Nhật Bản. Tại thành phố Ise, tỉnh Mie, quần thể Ise Jingu gồm hơn 100 ngôi đền lớn nhỏ trải khắp một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên hai trong số đó được xem là quan trọng nhất gồm đền Naiku (điện trong) thờ thần Amaterasu Omikami và Geku (điện ngoài) thờ thần Toyouke no Omikami. Có ghi chép rằng Naiku xây từ thế kỷ thứ 3 và được tôn sùng nhiều hơn so với đền Geki bởi người ta quan niệm đây là nơi gương thần được trao cho hoàng đế.
Điều thú vị về khu đền này là cứ 20 năm Naiku và Geku hay cây cầu Uji đều được xây lại. Đây là truyền thống được gìn giữ suốt 1.300 năm qua, như một phần trong niềm tin của đạo Shinto về cái chết, sự hồi sinh của tự nhiên và sự vô thường của vạn vật. Đó cũng là một cách để truyền lại những kỹ thuật xây dựng đền qua các thế hệ.
Việc xây dựng đền được diễn ra tại một khu đất kế bên đền cũ và mỗi lần xây lại thay phiên giữa hai địa điểm. Đền cũ ban đầu sẽ được dỡ phần che bên ngoài và đền mới được xây lên ở khu đất cạnh đó để có thể chính xác các chi tiết, đảm bảo đền luôn mới mà vẫn như nguyên bản. Mới đây nhất là lần thứ 62 đền được xây lại vào năm 2013. Lần tới đền sẽ được xây lại vào năm 2033. Mỗi lần xây xong, đền tổ chức nhiều lễ hội đánh dấu mốc thời gian quan trọng.
Trong số đó, lễ hội Okihiki được tổ chức trước năm xây lại đền khoảng chục năm, vào hai mùa xuân liên tiếp. Ví như năm 2013 xây đền thì Okihiki được làm vào mùa xuân 2005, 2006. Người dân từ khắp các tỉnh thành lân cận sẽ tới đem những khúc gỗ lớn qua các phố của thành phố Ise. Những khúc gỗ này lấy từ cây bách Nhật Bản từ một khu rừng thiêng nằm bao quanh hai đền. Chúng sẽ được dùng để xây đền mới thay thế. Khoảng 10.000 cây bách sẽ được chặt xuống cho mỗi lần xây dựng. Nhiều cây trong số đó có tuổi thọ lên tới 200 năm.
Chi phí cho mỗi lần xây lại tốn tới một tỷ USD. Ngân sách này tới từ những người nộp thuế, các quỹ từ thiện riêng từ các chủ doanh nghiệp, hay thành viên Hoàng gia. Toàn bộ lễ nghi, thủ tục cho việc xây lại kéo dài ít nhất khoảng 8 năm.
Truyền thống cứ 20 năm xây lại các đền có nguồn gốc từ xa xưa khi những ngôi nhà cũ bị phá hủy và phải dựng lại mỗi 20 - 30 năm. Những ngôi nhà này có sàn gỗ cao được nâng lên và có mái tranh. Phần sàn nâng cao để tránh côn trùng và nước, trong khi mái tranh làm giảm áp lực của nước mưa khi chảy thành dòng, mà nhà vẫn mát. Việc xây lại theo định kỳ dần trở thành một phong tục, cuối cùng dẫn tới lễ xây lại đền ở thành phố Ise.
Du khách đến thăm đền Naiku phải đi bộ qua cầu Uji, chỉ có gia đình hoàng tộc mới có thể đi xe qua cầu đến thẳng chính điện. Trên đường đi sẽ có chỗ gọi là "Chozusha", để rửa tay và xúc miệng sạch sẽ trước khi vào viếng đền. Đây là khu vực linh thiêng đối với người Nhật vì thế du khách lưu ý không nên gây ồn ào làm mất vẻ trang nghiêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu duệ của sao Tây Du Ký trông như thế nào? Con gái Ngộ Không “không có ai để gả”, nhưng con trai Bát Giới đẹp trai quá!
Người chứng kiến toàn bộ vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt lìa vài ngón chân ở nhà tỷ phú Mỹ có thái độ kỳ lạ
Hà Thanh Xuân lần đầu lên tiếng về chuyện ly hôn 'Vua cá Koi'
Anh là người mà Chương Tử Di từng muốn lấy nhất, xuất sắc hơn Uông Phong, nhưng hiện tại vẫn độc thân với tài sản ròng vài trăm tỷ
Lộ clip Đàm Vĩnh Hưng bị ngã ở nhà tỷ phú Mỹ, nhân chứng sống tuyên bố cứng rắn trước khi ra tòa
Là bố con nhưng MC Lại Văn Sâm và quý tử lại xưng hô với nhau bằng danh xưng này