Xuất hiện tại Châu Âu vào khoảng thế kỉ 13-14, bộ bài Tây ngày nay đã trở thành một trò chơi vô cùng phổ biến trên thế giới. Song không phải ai cũng biết về những điều bí mật đằng sau mỗi quân bài.
Bộ bài Tây, người Việt Nam còn hay gọi là tú lơ khơ hay bộ tú, tiếng Anh là Playing cards bao gồm 54 lá bài, trong đó có 52 lá thường là: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A chia làm 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích.
Còn lại là hai lá Joker, hay còn gọi là quân phăng teo hay chú hề. Chúng ta gọi đây là bộ bài Tây để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như đặc điểm, cách chơi so với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta như: Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm…
Vậy nguồn gốc của bộ bài Tây là gì?
Bộ bài đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 9 thời nhà Đường (năm 618-907). Chúng được làm bằng giấy và phổ biến trong giới quý tộc, vương gia. Trò chơi này được cái thương gia phương Tây đưa về đất nước mình.
Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài vua, hoàng hậu hay hoàng tử được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.
2 màu đen và màu đỏ tượng trưng cho ngày và đêm tương ứng. Có nghĩa là, tổng giá trị các quân bài trong một bộ bài là 364, thêm chất bài Joker là 365, đại diện cho 365 ngày trong một năm. Lá bài Joker còn lại làm cho tổng có thể là 366, là số ngày trong một năm nhuận.
52 lá bài trong một bộ bài đại diện cho 52 tuần trong một năm. Một bộ bài Tây mang ý nghĩa của 1 năm Dương lịch. Theo đó, 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
13 loại lá bài tượng trưng cho 13 giai đoạn của mặt trăng, có thể hiểu nó được sử dụng như một cuốn lịch âm song hành. Những chất bài còn được sử dụng cho các yếu tố ma thuật trong bói toán.
Dưới đây là ý nghĩa bí ẩn từng quân bài Tây không phải ai cũng biết:
Trong khi đó, quân 9 Rô lại có cho riêng mình một truyền thuyết. Trong một thời gian dài, quân bài này được gọi là "tai họa của xứ Scotland". Các nhà sử học ghi lại rằng, chính trên lá bài 9 Rô, Công tước Cumberland (1721 - 1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1976). Một giả thiết khác nói về sự "u tối, ám ảnh" của lá bài 9 Rô, đó là trong một kiểu chơi bài cho hoàng hậu xứ Scottland - bà Marie đề xướng, 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình tán gia bại sản, số 9 Rô từ đó còn mang nghĩa "tai họa".