Những bí mật sau cánh cửa điện Kremlin
Trong 8 thế kỷ tồn tại, Kremlin đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử Nga. Thành trì này có những phần cấu trúc đặc biệt cổ kính, bao gồm nhà thờ Dormition linh thiêng có từ năm 1479. Quảng trường được lát đá xung quanh công trình này là điểm đến thường xuyên của hầu hết du khách. Khu vực còn bao gồm hai nhà thờ khác, một tháp chuông có từ thế kỷ 16 và một cung điện trông giống như một viên ngọc khổng lồ, theo Independent.
Được lập nên từ thế kỷ 12, pháo đài này ban đầu bao gồm một loạt lâu đài và nhà thờ bằng gỗ nằm trên một ngọn đồi giữa hai bờ sông. Sự kiên cố của nó không chỉ nằm ở những bức tường bằng gỗ đất sét xấu xí, mà còn ở vị trí hẻo lánh giữa một khu rừng nguyên sinh rậm rạp.
Khi đế chế Mông Cổ bắt đầu lụn bại trong thế kỷ 15, thành trì tại Moscow đã trở thành nơi có sức mạnh quân sự thống trị trong khu vực.
Điện Kremlin của hiện tại bắt đầu được hình thành từ thời điểm này. Được xây dựng theo lệnh của hoàng tử Ivan III, lâu đài này không dựa trên kỹ thuật của địa phương. Biểu tượng tương lai của nhà nước Nga được thiết kế bởi những người Italy cùng thời với Leonardo da Vinci.
Trong suốt 50 năm, bắt đầu từ thập niên 1470, những người ngoại quốc này đã biến thành trì nhạt nhòa của Ivan trở thành một kiệt tác kiến trúc. Họ bắt đầu với Nhà thờ Dormition, vốn phải được thiết kế sao cho phù hợp với giới luật và đức tin của Chính thống giáo.
Những người Italy đã thiết kế phần cốt lõi và các bức tường của điện Kremlin, tuy nhiên những tòa tháp của điện lại không được hoàn thành cho đến mãi sau này. Bởi những ghi chép quan trọng đã bị mất, người ta phỏng đoán rằng tác giả của Tháp Cứu Rỗi nổi tiếng (tháp đồng hồ) có thể là một người Anh. Vào cuối thế kỷ 17, cuộc nội chiến ở Nga đã phá hủy một nửa tòa lâu đài và khiến việc xây dựng có những phần bị dở dang.
Dưới triều đại mới của nhà Romanov, điện Kremlin trở thành một pháo đài đẫm máu với các cuộc thanh trừng tàn bạo. Các tsar (lãnh chúa Nga) đã phải cậy nhờ đến James I và các thợ thủ công từ quần đảo Anh để giúp Nga chỉnh trang lại lâu đài. Có thể không ai biết được người nào đã xây nên ngọn tháp, nhưng chiếc đồng hồ trên tháp chắc chắn do một người Scotland thiết kế.
Giá trị Nga trong cấu trúc này phần nào bị lấn át bởi những thiết kế nước ngoài cho đến những năm 1840, khi Điện Kremlin Lớn được xây dựng cho Nicholas I. Đây là công trình do một kiến trúc sư Nga thiết kế và chính ông cũng xây lên Phòng Vũ khí (Armoury Chamber) - nơi đặt bảo tàng các kho báu hoàng gia Nga.
Những cấu trúc rộng lớn này chiếm một phần lớn góc Tây Nam của điện Kremlin hiện nay. Tòa nhà Tổng thống, với mái vòm vươn cao có thể nhìn thấy từ Quảng trường Đỏ, là một kiệt tác tân cổ điển được thiết kế vào những năm 1770. Mặc dù nổi tiếng với khu vườn ngoạn mục, những bức tượng nghệ thuật, hay sảnh bầu dục, đây không phải là nơi để tham quan.
Trong thời hiện đại, công trình lịch sử này chỉ trải qua những dự án cải tạo thay vì xây mới. Nỗ lực xây dựng gần nhất đã là từ thời Boris Yeltsin (thập niên 90 của thế kỷ trước), khi ông ra lệnh xóa sổ cả một khu vực từng là khu phòng ăn và nhà tắm để xây lại Cầu thang Đỏ. Những bậc thang có mái che này – vốn từng để cho các lãnh chúa thời xưa bước xuống từ cung điện của họ - mang nghĩa biểu trưng cho sự tái sinh của nước Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật phía sau số tiền tỷ phú Mỹ yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng bồi thường, mục đích thật sự được vén màn
Đàm Vĩnh Hưng vội vã rút đơn kiện tỷ phú Mỹ vì không muốn bị công khai ‘bí mật đặc biệt’ này?
Đàm Vĩnh Hưng có động thái bất ngờ giữa lúc bị vợ chồng Bích Tuyền công khai tin nhắn ‘xin tiền’
Gia đình hiếm hoi bậc nhất điện ảnh Việt: 3 NSND, 1 NSƯT, danh tiếng lẫy lừng
Thương Tín phải chấp nhận những điều này khi bệnh tật
Lý Nhã Kỳ: Kiêu sa, lộng lẫy trong đêm Giáng sinh