Những lời nguyền rùng rợn về gốc cây “nuốt mạng người” cuối cùng còn sót lại
Vùng đất anh hùng mang tên loài cây độc
Nhắc đến huyện Củ Chi (TP.HCM), dường như ai cũng biết đó là mảnh đất có địa đạo nổi danh thế giới, là vùng đất thép thành đồng, kiên cường bất khuất trong kháng chiến. Nhưng, cái tên “Củ Chi” có ý nghĩa gì thì có lẽ ít người biết rõ. Ai thấu tỏ hơn một chút thì nắm lờ mờ “củ chi” là tên một loại cây, song, cây đó cụ thể hình dáng thế nào, mọc ở đâu, đặc tính ra sao… thì quá ít thông tin.
Theo sách vở ghi lại, Củ Chi còn có tên gọi là Cổ Chi, Hoàng Đàn, hay Võ Doản… Xưa kia, tại vùng đất phía Tây Bắc thành Gia Định này, cây củ chi mọc hoang rất nhiều, cho nên cây đã trở thành tên đất.
Điều đáng sợ là trong tất cả các bộ phận của cây củ chi từ thân, lá, hạt, đến vỏ… đều chứa hàm lượng strychnin – một loại chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ có thể làm tê liệt cơ thể, khiến người nhiễm độc bị trụy tim mạch, dẫn đến tử vong. Thấy cây này quá độc, về sau người dân đã dần chặt hết đi. Đến nay, tại huyện Củ Chi chỉ còn sót lại một cây duy nhất tại xã Phú Hòa Đông.
Tài liệu viết rõ ràng như thế, song, trên thực tế, ngay người dân sống tại xã Phú Hòa Đông cũng không biết gì về cây củ chi. Hầu hết những người được hỏi, gồm cả trung và thanh niên đều không biết cây củ chi. Duy chỉ có mấy cụ ông thủng thẳng: “Gốc cây đó bây giờ người ta xây xi măng bịt kín hết rồi. Ghê lắm, mấy chú tìm tới đó làm chi”. Sau một hồi thuyết phục, mấy ông cụ mới dè dặt chỉ đường cho chúng tôi tìm đến gốc cây củ chi duy nhất còn sót lại.
Gốc cây củ chi huyền thoại khác biệt hẳn so với những cây cối xung quanh. Không chỉ bởi xung quanh gốc cây được xây tường cao 2m kín bưng, mà bởi cây rất sum suê, ngạo nghễ trước những cây con mới mọc, dường như chút hoang hoải của rừng rậm khi xưa vẫn còn thấm trong từng thớ cây, kẽ lá.
Tuy chung một gốc, song, ngay từ mặt đấy, cây đã chia làm ba nhánh lớn, mỗi nhánh có đường kính khoảng gần 1m. Thân cây thẳng tắp, cao chừng 25m, tán lá rộng, xanh mướt. Vỏ thân màu xám trắng; lá đơn, mọc đối, mắt trên bóng có năm gân hình cung, gân nhỏ hình mạng; cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm; quả thịt hình cầu đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa từ một đến năm hạt hình tròn dẹt như khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Lời nguyền ám ảnh dưới gốc cây Củ Chi
Đang lúc chúng tôi say mê chụp ảnh, một đàn chó từ trong vườn hung hãn lao ra, sủa inh ỏi cả một góc làng. Lật đật chạy sau bầy chó là một người phụ nữ đã già nhưng còn mạnh khỏe, không ngừng la hét: “Các chú ơi, cây độc lắm nghe. Đừng dại mà đụng vô là chết người đấy”. Bà cụ đó là Nguyễn Thị Bông (tên thường gọi Hai Bông, 69 tuổi), chủ nhân khu vườn có cây củ chi duy nhất còn sót lại.
Bà Bông là người xởi lởi, dễ gần. Bà bảo, dân ở đây đều biết cây củ chi là loài cực độc, chẳng ai dám bén mảng đến gần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng khách lạ từ nơi xa đến, vì tò mò nên bứt lá cây hoặc nhặt quả để làm… kỷ niệm, vì thế, gia đình bà buộc phải xây tường cao, thậm chí nuôi một đàn chó dữ, không phải để bảo vệ cây củ chi mà để cách ly con người.
Bà Bông kể rằng: “Xưa kia, người ta không biết loài cây này có chất kịch độc nên thường đốn gỗ về để đóng bàn, ghế, ván nằm. Nằm ngồi thì không sao, nhưng nếu vô tình liếm phải thì ngay lập tức bị cứng họng, cứng đờ tay chân rồi lăn ra chết. Rất nhiều cái chết “bất đắc kỳ tử” ở những gia đình dùng gỗ củ chi.
Nên từ đó cây củ chi trên vùng đất này bị đốn sạch bởi người dân cho rằng nó đã “bị nguyền rủa”, khiến gia đình nào “rước” nó về nhà thì đều có người chết. Chỉ cần ăn lá, hay ngửi khói từ gỗ của cây củ chi cũng đủ làm chết người”.
Người phụ nữ 69 tuổi cung cấp thêm: “Riêng gốc cây củ chi trong vườn nhà tôi có lẽ tuổi thọ dễ đến 100 năm. Từ ngày tôi về làm dâu, tức là 50 năm trước, đã thấy cây mọc sừng sững rồi. Ngày xưa không rào chắn gì hết nên người ta tìm đến đây hái lá tự vẫn. Thực sự, tôi không nhớ hết bao nhiều người tìm đến kết liễu đời mình bằng lá cây củ chi, chắc khoảng 6-7 mạng gì đó.
Tôi còn nhớ, hồi trước giải phóng 1975, có đôi trai gái yêu nhau thường xuyên đến gốc củ chi ở đầu làng để hò hẹn tâm tình. Bỗng một ngày nọ, dân làng phát hiện cả hai cùng nằm chết dưới gốc cây trong tư thế ôm nhau. Người ta đồn rằng, đôi tình nhân này bị ma ám đến quẫn trí, ăn cả hạt củ chi kịch độc để rồi chết tức tưởi. Từ đó, hễ ai đi ngang gốc củ chi nơi đầu làng là lại nghe thấy tiếng khóc thương thê lương, thảm thiết văng vẳng từ tán cây.
Lại kể, có chị nông dân chạng vạng đi làm về, “ma xui quỷ khiến” làm sao lại ghé vào gốc cây củ chi để nghỉ mệt. Đến tối mịt, người nhà không thấy bóng dáng chị đâu, liền đổ xô đi tìm kiếm. Kinh hoàng thay, chị đã tắt thở dưới gốc cây “quỷ ám” này. Quan sở tại vào cuộc điều tra cái chết của chị, nhưng không hề có bất cứ manh mối nào ngoài kết luận chị chết bởi chất kịch độc từ lá cây củ chi. Mấy người chết còn lại rơi vào tình cảnh già nua, nghèo khổ, bí bách quá nên muốn “đi” sớm”.
Những người quẫn chí nói trên đều tìm đến cái chết bằng lá, bằng vỏ cây củ chi. Xác họ nằm lại dưới gốc cây, điều này khiến gốc cây củ chi trở thành địa điểm ma quái, đáng sợ đối với người dân trong vùng. Đã có thời, cứ chạng vạng tối, không ai dám đi ngang qua “gốc cây bị nguyền rủa” này. Song, ở một khía cạnh khác, gốc cây củ chi cũng được suy tôn như một vị thần.
Bà Bông nhớ lại: “Từ thời cha ông đến nay, chưa bao giờ gia đình tôi dám chặt một cành cây củ chi nào. Cây cứ mọc sum suê, tua tủa lá cành như vậy. Thậm chí, ngày chồng tôi còn sống, có cành cây chườm ra chuồng bò làm vỡ mái lợp, ông cụ phải thắp hương “xin thần cây” cho phép đốn bỏ cành đó.
Đặc biệt, thời kháng chiến chống Mỹ, bọn giặc từng huy động ba xe ủi hạng nặng để san phẳng cái gốc cây đó đi. Nhưng hễ răng cưa “hung thần” chạm vào gốc thì lại bật ra, nhiều lần thất bại, chúng nản quá kéo quân về. Từ đó, gốc cây được người dân vùng củ chi nhắc đến như một vị thần hộ mệnh”.
Trong nhà bà Bông vẫn cất giữa một bao tải hạt củ chi khô, hàng năm đều có vị khách từ Hà Nội vào lấy hạt này để chữa bệnh đau lưng. Bà triết lý: “Rõ ràng, ăn một hạt củ chi là có thể chết ngay, song, biết sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng, thì nó lại là vị thuốc quý. Giống như cây củ chi, ai kinh sợ thì cho là “bị nguyền rủa” hay “ma ám”, tuy nhiên, một khi trân trọng và bảo vệ nó, thì có thể coi nó như chứng nhân hùng vĩ của lịch sử và là niềm tự hào của mảnh đất Củ Chi”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ cũ đại gia của Đàm Vĩnh Hưng tỏ thái độ sau khi nam ca sĩ kiện tỷ phú Mỹ vì đứt lìa vài ngón chân
Ai là người đưa vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng lên mạng xã hội? Lý do thật sự khiến Mr.Đàm đứt vài ngón chân là gì?
NS đầu tiên ra mặt hé lộ về vụ Đàm Vĩnh Hưng bị đứt vài ngón chân, tuyên bố sẽ làm chứng trước tòa
Thuỷ Tiên tái xuất đẹp “đỉnh nóc” nhưng cảm giác cô đơn, lạc lõng bao trùm, phải chăng bị “ăn bơ”?
HIEUTHUHAI nói gì khi Tăng Mỹ Hàn bị bóc phốt? Bạn gái cũ và hiện tại của nam rapper cùng hành động lạ
Bạn lớp đại học zoom cận nhan sắc và vóc dáng đời thực chưa chỉnh sửa của Phương Nhi gây ngỡ ngàng