Nơi vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc giữa không gian rộng lớn tổng diện tích gần 6ha tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng với nhiều đơn nguyên kiến trúc khác nhau, được bao bọc nhiều cây xanh; cây đa, cây si cây tre... Mỗi loài cây, loài hoa được trồng ở đây đều có ý nghĩa về tâm linh và góp phần quan trọng cho việc tôn tạo môi trường, cảnh quan công trình tâm linh – tín ngưỡng, làm tăng thêm vẻ linh thiêng cổ kính của khu lưu niệm danh nhân đất Việt. Đền Trạng được các chuyên gia, nhà sử học đánh giá là nơi có nhiều di sản văn hóa có giá trị về lịch sử.
Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiệt”.
Ngoài các giá trị văn hóa biểu hiện ở kiến trúc, hiện vật, Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, đó chính là vị trí, vai trò tầm quan trọng của đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức, cuộc sống nhân dân địa phương.
Năm nay để tỏ lòng thành kính “bậc kỳ tài hiền danh muôn thuở” 430 ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chính quyền và nhân dân thành phố đang tích cực chuẩn bị lễ hội đền Trạng Trình. Nhân dịp nơi đây được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức sự kiện lịch sử quan trọng này từ ngày 06/01/2016 với hàng loạt sự kiện tái hiện lại những nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục, lễ rước văn, lễ cáo yết, lễ dâng hương, lễ rước, lễ tạ...Trong đó lễ chính vào 20h ngày 07/01/2016( tức ngày mất của Cụ 28/11 năm Ất Mùi). Cũng trong 3 ngày lễ hội sẽ diễn ra dày đặc các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa quê hương Vĩnh Bảo của Trạng Trình như biểu diễn ca trù, và các trò chơi dân gian( giải vật, cờ tướng, pháo đất...), trưng bày sách, tài liệu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lễ hội đền Trạng được tổ chức trong 3 ngày 27, 28, 29 tháng 11 âm lịch hàng năm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và vùng đất Vĩnh Bảo ngàn năm văn hiến nói riêng. Nhân dịp kỷ niệm 430 năm ngày mất của danh nhân, Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là điểm đến của người dân Hải Phòng mà còn thu hút đông đảo du khách gần xa. Người dân đến đây thắp nén hương tỏ lòng tôn kính một danh nhân văn hóa một bậc thầy, bậc tiên tri lỗi lạc của lịch sử dân tộc còn để hiểu, chiêm nghiệm và tưởng nhớ đức hạnh một Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ được thế giới vinh danh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Sao nữ 'Cổng mặt trời' có cuộc sống thế nào sau khi chia tay chồng đạo diễn nổi tiếng?