Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ông Denis Brunetti: Việt Nam cần đi con đường sáng tạo

Mới đây, Ericsson - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các công nghệ và dịch vụ truyền thông - đã bổ nhiệm ông Denis Brunetti giữ vị trí Chủ tịch phụ trách hoạt động kinh doanh của Ericsson tại các thị trường Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào.

Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Denis Brunetti về trải nghiệm cá nhân khi làm việc ở Việt Nam, cũng như tương lai của công nghệ truyền thông ở Việt Nam.

- Thưa ông, trong giai đoạn năm 2008-2014, ông đã có thời gian làm việc ở Việt Nam, Lào, Campuchia.Trở lại Việt Nam lần này ông có thấy khác biệt gì so với những năm trước không, thưa ông?

Thực tế, tôi bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ năm 1996, và tính đến nay tôi đã có 21 năm làm việc ở đây. Từ đó đến nay, tôi thấy rằng Việt Nam đang thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây.

Denis Brunetti giữ vị trí Chủ tịch phụ trách hoạt động kinh doanh của Ericsson tại các thị trường Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào.

Có thể nói rằng, Việt Nam đang có dân số trẻ, độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 30 tuổi. Nói chung mọi người thuộc tất cả các độ tuổi đều rất nhiệt huyết và tâm thế hướng tới tương lai.

Ở Việt Nam tôi nhận thấy có một điểm đặc biệt, đó là biết kết hợp giữa quá khứ và tương lai, giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Nên trong phòng làm việc của tôi luôn có ảnh Bác Hồ, ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi đã từng làm việc ở 6 quốc gia khác nhau nhưng Việt Nam là nơi có sự kết hợp hài hòa nhất giữa lịch sử và hiện tại.

- Từng được Chính phủ Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương vì những đóng góp cho sự phát triển  ngành ICT tại Việt Nam, ông có thể chia sẻ với bạn đọc về những hoạt động mà ông cảm thấy đáng nhớ nhất?

Kỷ niệm chương đó là sự ghi nhận một quá trình đóng góp lâu dài của cá nhân tôi từ năm 1996 vào sự phát triển công nghệ thông tin, viễn thông tại Việt Nam. Ở giai đoạn những năm 90, giữa tập đoàn VNPT và Telstra của Úc có ký một hợp tác kinh doanh BCC. Đó là xây dựng một cổng quốc tế “international gateway” để nối Việt Nam với quốc tế. Ericsson chính là nhà cung cấp thiết bị và tôi là lãnh đạo của nhóm Ericsson làm việc với 2 nhà mạng là VNPT và Telstra.

Sau đó, quá trình chuyển đổi sang mạng di động 2G, rồi 3G, chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với những nhà mạng Việt Nam.

 

Tôi cũng là người đầu tiên đề xuất với Chính phủ Việt Nam về vai trò quan trọng của an ninh bảo mật cho cả mạng 3G, 4G và 5G trong tương lai nữa. Hiện nay khi hệ thống CNTT phủ khắp thế giới thì người ta ngày càng ý thức được vấn đề an ninh bảo mật.

Nên đọc
Theo VietNamNet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo