Pháp luật

Phanh phui những vụ án "không có vùng cấm": Chìa khóa mở cửa lòng tin

Dồn dập các vụ đại án tiếp tục được phanh phui, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, tướng lĩnh...bị xử lý, bị khởi tố, truy tố, lĩnh án.

TPHCM: Tội phạm tham nhũng tăng mạnh / Bộ Công an: Phát hiện 79 vụ, 168 đối tượng tham nhũng chức vụ

Ngày 16/1/2012, Nghị quyết Trung ương (T.Ư)4, nhìn thẳng vào sự thật: Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái, biến chất.

Lúc đó, nhiều đảng viên khi quán triệt Nghị quyếtđã băn khoăn: Bộ phận ấy nằm ở đâu, là ai? Đến tháng 12/2020, tại Hội nghịtoàn quốc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, "bộ phận không nhỏ" hiện ra: Hơn 131.000 đảng viên bị xử lý; trong đó, có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 tướng lĩnh...

Nhiều cựu quan chức cao cấp đã phải lĩnh án tù
Nhiều cựu quan chức cao cấp đã phải lĩnh án tù

Đã xử lý hình sự 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 4 Bộ trưởng, 7 tướng lĩnh với mức án cao nhất là Chung thân. Kết quả đó gắn với sự kiện ngày 1/2/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (nay là phòng chống tham nhũng, tiêu cực) được thành lập với quyết tâm cũng gây băn khoăn không kém: "không có vùng cấm".

Một năm sau Hội nghị, dồn dập các vụ đại án tiếp tục được phanh phui, nhiều Ủy viênTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, tướng lĩnh... bị xử lý, bị khởi tố, truy tố, lĩnh án. Giống như "bộ phận không nhỏ", "không có vùng cấm" đã có sức thuyết phục.

Đã rõ hơn một thực tế, tham nhũng và tiêu cực nguy hại ghê gớm và vẫn đang song hành. Vẫn xa hoa, lãng phí, quyền thế, nhũng nhiễu và tha hóa người khác trong các biệt thự, trang trại, sân golf, xe hơi đắt tiền, và thậm chí...cả trong nhà tù.

Vẫn "ăn của dân không từ một thứ gì", kể cả ăn trên sự khốn cùng của người dân trong cơn đại dịch. Vụ Việt Á bất ngờ hiện ra, choáng váng và phẫn nộ. Choáng vì một doanh nghiệp tư nhân đã dùng 800 tỷ đồng "bôi trơn" cả một hệ thống của ngành y tế, nghiền nát y đạo.

Phẫn nộ vì sau nó lại có một nhóm người tạo thành "liên minh ma quỷ" khiến cho toàn dân phải ngửa mặt lên trời cho kít Việt Á "ngoáy mũi" và trục lợi 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đỉnh của đỉnh vẫn chưa hẳn đã là Việt Á.

 

4 lãnh đạo tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao vừa bị khởi tố
4 lãnh đạo tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao vừa bị khởi tố

Dịch bệnh tràn khắp thế giới khiến hàng triệu công dân Việt Nam bị kẹt lại tại nước ngoài trong hoàn cảnh không việc làm, không thu nhập, không bảo hiểm y tế. Vậy là "trọn ổ" 4 quan chức lãnh đạo Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao thò tay nhận hối lộ, cho phép các công ty tổ chức 800 chuyến bay để chở 200.000 công dân mắc kẹt từ 60 quốc gia về nước với giá đương nhiên là phải "lấp tràn" số tiền đã hối lộ.

Chưa biết khoản hối lộ là bao nhiêu, còn chờ kết quả điều tra. Nhưng cứ từ thông tin trên báo chí, có thể thấy con số "móc túi" người hoạn nạn gấp nhiều lần Việt Á. Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 "mặt nạ quan chức" leo cao, chui sâu vào Bộ Ngoại giao khi thời điểm giao thừa đếm ngược chỉ còn 4 ngày.

Bộ Ngoại giao ngay trong ngày thứ Bảy đã phải tỏ rõ quan điểm: Đây là hành vi trục lợi cá nhân, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không bao che, bất kể là ai. Nếu vụ Việt Á, tham nhũng "liên minh" móc túi người dân khốn khổ vì dịch bệnh trong nước, thì vụ "4 mặt nạ quan chức", tham nhũng vươn vòi bạch tuộc qua biên giới nhắm đến hàng trăm ngàn người dân hoạn nạn nơi "đất khách quê người".

Hai vụ án cuối năm là "giọt nước tràn ly" và đang phát đi thông điệp: Không chỉ đạo đức công vụ mà cả đạo lý cũng đã bị thủng đáy. Một khi nền tảng đạo lý không còn, pháp lý trở nên vô nghĩa. Diễn biến hai vụ án đang tiếp tục thể hiện quyết tâm truy đến cùng và "không có vùng cấm" của Cơ quan Điều tra, Bộ Công an. "Không có vùng cấm" đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của người dân và là "chìa khóa" mở ra cánh cửa lòng tin của Nhân dân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm