Doanh nghiệp - Doanh nhân

Quên golf đi, đây mới là bộ môn thể thao đang được giới siêu giàu Trung Quốc yêu thích

Giới siêu giàu Trung Quốc không chỉ tiêu tốn tiền tỉ để sưu tập xe hơi, hàng hiệu xa xỉ, du lịch vòng quanh thế giới mà còn có thú chơi polo - loại hình thể thao thuộc hàng xa xỉ trên thế giới.

Polo hay mã cầu (theo cách gọi của người Trung Quốc) được coi là môn thể thao quý tộc có nguồn gốc từ Ba Tư. Trong môn này, người chơi vừa cưỡi ngựa vừa phải khéo léo đánh bóng vào cầu môn đối phương để giành chiến thắng. Mỗi trận polo hiện đại kéo dài khoảng 2 giờ.

Người Ấn Độ đã hiện đại hóa môn thể thao này và mở ra câu lạc bộ polo đầu tiên vào năm 1833 tại Assam. Trong khi đó, người Anh được cho là đã truyền bá polo phổ biến tới nhiều quốc gia trên thế giới. Câu lạc bộ Polo Calcutta đầu tiên của Anh được thành lập năm 1862 bởi trung úy Joseph Sherer và thuyền trưởng Robert Stewart. Tại Mỹ, trận đấu polo đầu tiên được tổ chức tại Học viện Cưỡi ngựa Dickle trên Đại lộ số 5.

Bộ môn này cũng không quá xa lạ ở Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế nhà Đường (617-908AD) đã từng lựa chọn những con ngựa cái tốt nhất để tổ chức trận thi đấu mã cầu giải trí với tầng lớp quan chức quý tộc tại kinh thành Trường An.

Sau đó, rất hiếm khi có người chơi cho đến một thập kỷ gần đây, polo dần được thay đổi và phát triển trở thành bộ môn thể thao được những người cực giàu và người giàu mới nổi đặc biệt quan tâm. Ở Trung Quốc, polo chính là môn thể thao tinh nhuệ biểu hiện sự lịch thiệp, đẳng cấp và địa vị chỉ phù hợp với lối sống xa xỉ của giới siêu giàu .

Câu lạc bộ Polo Goldin Metropolitan Thiên Tân.

Câu lạc bộ Polo Goldin Metropolitan Thiên Tân, thuộc sở hữu của tập đoàn Goldin Properties Holdings, là câu lạc bộ polo giá trị nhất tại quốc gia này và là địa điểm giải trí nghỉ dưỡng yêu thích của những người giàu có ở Trung Quốc kể từ khi thành lập. Thẻ thành viên của câu lạc bộ này có mức giá tối thiểu 380.000 tệ (khoảng hơn 1,2 tỷ đồng).

Câu lạc bộ bao gồm hệ thống trường đua, học viện đào tạo và hệ thống khách sạn cao cấp phục vụ cho các đại gia đến nghỉ dưỡng.

Ngoài khu vực trường đua rộng lớn, địa điểm còn có 4.000 chuồng ngựa, học viện quốc tế về huấn luyện cưỡi ngựa, sân vận đồng mái vòm và hệ thống khách sạn sang trọng bao gồm 12 nhà hàng, hầm rượu chỉ phục vụ những loại rượu vang đắt đỏ nhất thế giới. Đây cũng là địa điểm tổ chức nhiều giải đấu Polo toàn cầu.

Trường đua lớn là nơi tổ chức nhiều giải đấu polo quốc tế.


Những sự kiện polo được tổ chức dưới hình thức dành riêng cho khách có vé mời là cơ hội để mở rộng quan hệ xã hội nhưng trên thực tế, người tham gia đều đã có mọi thứ trong tay, tiền bạc và địa vị.

Bất chấp chi phí cao, Polo vẫn chiếm được chỗ đứng vững chắc, bởi Trung Quốc đang giàu lên, ngày càng có nhiều người Trung Quốc sẵn sàng chi ra khoản tiền lớn để chơi thể thao, nhất là cho đầu tư cho con cái.

Những người giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng chi hàng tỷ đồng mỗi năm cho hình thức giải trí này.


Có nhiều câu lạc bộ trên khắp đất nước và để tài trợ cho một đội chơi, bạn phải là người cực kì giàu có. Bởi người chơi cần được trang bị những con ngựa chiến thật tốt, sân polo rộng lớn, tất cả các loại thiết bị cao cấp và huấn luyện viên chuyên nghiệp. Cũng vì thế thị trường mục tiêu của loại hình thể thao này đa phần là các tỷ phú, doanh nhân giàu có và con em của họ.

Sức hấp dẫn của môn thể thao nằm ở khía cạnh xã hội đối với những người thích cưỡi ngựa và đam mê tốc độ. Nó thực sự không chỉ là nghệ thuật về thể thao mà còn là phong thái của lối sống thượng lưu.

Nên đọc






Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo