'Đất nước anh em' giúp Thổ Nhĩ Kỳ hóa giải lệnh cấm của Mỹ
Vì sao Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-52 khắp thế giới trong giai đoạn này? / Mỹ 'cởi trói', SRBM Hàn Quốc không xứng tầm ICBM Triều Tiên
Giáo sư Temel Kotil cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine vừa ký vào bản hợp đồng cung cấp động cơ cho trực thăng tấn công T129 ATAK của do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
"Hợp đồng được ký kết do nguồn cung cũ từ Mỹ bị đe dọa có thể bị ngừng bất kỳ lúc nào. Nếu để điều này xảy ra có thể khiến chương trình trực thăng tấn công của chúng tôi bị tê liệt", vị đại diện của TAI cho biết.
Trực thăng tấn công T129 ATAK. |
Vị tổng giám đốc của TAI cho biết thêm, do việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga mà Ankara đã gặp vấn đề nghiêm trọng trong hợp tác với một số doanh nghiệp quân sự lớn của Anh và Mỹ.
Hai cường quốc này từng nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng cung cấp loại động cơ cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ để trang bị cho những chiếc máy bay trực thăng tấn công T129 ATAK dùng để xuất khẩu.
Mỹ và Anh đã hiện thực hóa ý đồ củahọ khi Thổ Nhĩ Kỳ không thể hoàn thành hợp đồng cung cấp T129 ATAK cho Pakistan hồi năm 2019 có tổng trị giá 1,5 tỷ USD.
Phương án thứ 2 có thể giúp Thổ xuất khẩu T129 ATAK mà không cần quan tâm đến thái độ của Mỹ và phương Tây chính là mua động cơ Ukraine để thay thế đã được tính đến.
Tại thời điểm đó, đây cũng là phương ấn rất khó bởi chính quyền Kiev sẽ phải nhìn nét mặt của Mỹ để quyết định. Tuy nhiên, sau khi Kiev và Ankara đã thực hiện hợp đồng cung cấp UAV Bayraktar TB2 và thảo luận mua tiếp Ankici, mọi chuyện đã được giải quyết.
Tuy nhiên, TAI không tiết lộ có số lượng động cơ nằm trong hợp đồng vừa được ký kết. "Khi mọi khó khăn được hóa giải, TAI sẽ nối lại thương vụ còn dang dở và nhanh chóng thực hiện hợp đồng với khách hàng Philippines", Giáo sư Temel Kotil tuyên bố.
Lực lượng Không quân Philippines (PAF) ngày 22/5 thông báo cho biết đã cử đoàn chuyên gia và phi công vận hành trực thăng tấn công T129 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia khóa huấn luyện và bảo dưỡng máy bay để chuẩn bị quá trình tiếp nhận T129 từ TAI.
Trực thăng T129 ATAK do hãng AugustaWestland (Italia) và Tập đoàn TAI hợp tác phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh...
Cơ bản thì cách bố trí hỏa lực trên T129 tương đồng với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga). Mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang 1.150 kg vũ khí bao gồm rocket, tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không và thậm chí cả bom phá.
Máy bay không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28NM mà chỉ có tổ hợp ngắm quang điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20 mm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo