Quốc tế

'MQ-25 giúp tàu sân bay Mỹ hoạt động ngoài tầm bắn Zircon'

Theo National Interest (NI), với những khả năng đặc biệt của MQ-25 Stingray, chiếc UAV này giúp hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động an toàn bên ngoài vòng nguy hiểm.

S-500 đủ khiến toàn bộ vũ khí Mỹ mù / Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52

Mở đầu bài viết, NI cho rằng, với việc được tiếp nhiên liệu trên không mà không phải quay về tàu như trước đây, MQ-25 Stingray cho phép các hạm đội tàu sân bay phát huy sức mạnh từ những phạm vi an toàn hơn.

Những hoạt động tấn công trước đây được coi là quá rủi ro hoặc không thực tế thì cuối cùng cũng có thể khả thi, mở rộng đáng kể phạm vi khả năng của Hải quân chống lại các đối thủ khó khăn nhất, dù đó là Nga.

'MQ-25 giup tau san bay My hoat dong ngoai tam ban Zircon'
Mỹ thử nghiệm MQ-25 Stingray.

Những chiếc UAV này cung cấp cho Hải quân Mỹ công cụ hiệu quả để hóa giải một trong những vấn đề cấp bách nhất của họ hiện nay là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của đối thủ chính là Nga.

Hiện nay các đối thủ này đều phát triển các nền tảng có khả năng ngăn chặn lực lượng của Mỹ tiếp cận hay xâm nhập những khu vực quan trọng. Nhưng do Stingray có thể giúp tăng tầm hoạt động của các chiến đấu cơ trên hạm của Mỹ, cho phép chúng hóa giải chiến thuật A2/AD của địch thủ.

Hải quân Mỹ lý giải, do tên lửa diệt hạm siêu thanh Zircon của Nga có tầm bắn trên 1.000 km, trong khi tiêm kích hạm chỉ có tầm hoạt động xa nhất của Mỹ hiện nay chỉ có bán kính chiến đấu 900 km trở lại.

Thực tế này đã khiến Mỹ phải vận hành các chiến đấu cơ trên hạm ngoài tầm hoạt động hiệu quả hoặc mạo hiểm đưa tàu sân bay với 6.000 binh sĩ và 70 máy bay vào tầm bắn của tên lửa diệt hạm Nga.

Nhưng một khi được đưa vào trang bị trên các tàu sân bay, MQ-25 Stingray sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ F/A-18, F-35C hiện tại của Hải quân Mỹ, cho phép chúng hoạt động hiệu quả từ một khoảng cách an toàn.

 

"Chúng tôi đã cải tiến một số tính năng và tăng khả năng sống sót cho MQ-25 trước khi quyết định mua và sẵn sàng đưa vào hoạt động. Ngoài nhiệm vụ chính là tiếp tiệu, máy bay cũng có thể thực hiện nhiệm vụ do thám và giám sát cũng như khả năng hoạt động như xe tải bay", Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Greg Harris nói.

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos, việc Hải quân Mỹ quyết phát triển và trang bị Stingray là để tàu sân bay có thể tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại.

Ngoài ra, một phần nguyên nhân do Hải quân Mỹ không có tên lửa diệt hạm nào đủ xa để vươn tới những chiến hạm mang tên lửa tầm xa như Zircon của Nga. Hiện nay, tên lửa chống hạm tiêu chuẩn Harpoon của Hải quân Mỹ với biến thể xa nhất cũng chỉ có tầm bắn không quá 300km.

"Tiêm kích hạm có bán kính chiến đấu hạn chế và Stingray sẽ hóa giải những khó khăn. Những chiến đấu cơ như F-35C, F/A-18 sẽ được tăng tầm gấp đôi khi tác chiến đối hải. Vì vậy biên đội tàu sân bay không cần phải tiến vào vùng nguy hiểm nhưng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ", Mark Episkopos viết.

Cũng theo vị chuyên gia này, ngoài Zircon, hiện chiến hạm Nga còn có loạt phương án tấn công nguy hiểm khác có thể uy hiếp sự an toàn của cả đội tàu sân bay Mỹ, trong đó có P-1000 Vulkan có tầm bắn tối đa đạt 800km.

 

Tuy nhiên dòng tên lửa này có kích thước khá lớn nhưng lại chỉ có tốc độ cận âm nên việc đối phó với Vulkan có thể nằm trong khả năng phòng thủ của hạm đội Mỹ.

Hải quân Mỹ xác định tên lửa siêu thanh Zircon hiện là mối nguy hàng đầu với hạm đội Mỹ và phải tìm mọi cách để vô hiệu đòn tấn công của vũ khí này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm