Quốc tế

'Mỹ không có tên lửa tầm trung để đưa tới Alaska'

Theo chuyên gia quân sự Nga, Mikhail Aleksandrov, dù Mỹ từng nhiều lần tuyên bố đưa tên lửa tầm trung đến Alaska nhưng thực tế họ không cõ vũ khí như vậy.

Tàu sân bay Mỹ mất ưu thế do tên lửa mới nhất của Nga và Trung Quốc / Hải quân Mỹ trang bị cho tàu khu trục Zumwalt vũ khí tấn công nhanh thông thường

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingsley mới đây đã đăng tải trên mạng xã hội rằng, khu vực Alaska đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng.

Dù Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska, nhưng nó chủ yếu được sử dụng để phòng thủ bị động. Trong tương lai, Quân đội Mỹ cũng sẽ cần triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung để tấn công tại đây.

'My khong co ten lua tam trung de dua toi Alaska'
Mỹ thử Tomahawk trên đất liền.

Giới quân sự Mỹ tự tin rằng, nếu Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở Alaska, tầm bắn của các tên lửa này có thể vươn tới các căn cứ tàu ngầm hạt nhân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Chính vì vậy, phía Mỹ tin rằng nếu kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung ở Alaska được hiện thực hóa, Nga sẽ phải chịu áp lực chưa từng có từ Mỹ.

Phản ứng với tuyên bố của Mỹ, Chuyên viên chính Trung tâm nghiên cứu quân sự- chính trị MGIMO, Tiến sỹ Khoa học chính trị Mikhail Aleksandrov cho biết, Mỹ có thể triển khai tên lửa có cánh Tomahawk phiên bản mặt đất ngay ngày hôm nay bởi họ đã nối lại những cuộc thử nghiệm với vũ khí này.

Trên thực tế, Tomahawk là một container phóng đa năng có thể được bố trí ở bất cứ đâu. Còn các tên lửa Kalibr của Nga cũng được đặt trong các container, chính vì vậy sẽ không có bất cứ vấn đề khó khăn nào khi thực hiện biện pháp đối phó đối xứng với Tomahawk của Mỹ.

Nhưng vũ khí Mỹ nói triển khai là tên lửa đạn đạo tầm trung chứ không phải tên lửa hành trình như Tomahawk. Và vấn đề là ở chỗ vào thời điểm hiện tại, Mỹ đang không có các tên lửa (lớp tầm trung) như vậy.

 

Người Mỹ đã không nghiên cứu phát triển các tên lửa lớp này, và từ lâu họ không nghiên cứu- thiết kế và chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chính vì vậy, việc liệu họ có thể nhanh chóng chế tạo được tên lửa đạn đạo tầm trung mới hay không – đó là cả một câu hỏi lớn.

Chuyên gia Nga cho rằng, khoe khoang thì ai cũng có thể là các bậc thầy, nhưng chế tạo được dòng tên lửa tốt như tuyên bố lại là một chuyện khó và hoàn toàn khác.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, hồi năm 2017, ông đã nghiên cứu khoảng cách giữa Nga và người Mỹ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh cho thấy, Mỹ đi sau Nga khoảng 10 năm.

Chính vì vậy, ông Mikhail Aleksandrov có lý do để cho rằng, nếu mọi chuyện được bắt đầu từ bây giờ và diễn ra thuận lợi thì sau năm 2030, Mỹ sẽ có thể triển khai tên lửa siêu thah.

Còn như nếu như nói về về tên lửa đạn đạo tầm trung thông thường, người Mỹ sẽ mất ít thời gian hơn - có thể đến sau năm 2025 thì họ có thể có được những thành công đầu tiên.

 

Vậy trong trường hợp có vũ khí như vậy, Mỹ có đưa đến Alaska như tuyên bố hay không? Chuyên gia Aleksandrov cho rằng điều đó hoàn toàn có thể - nhưng những tên lửa này sẽ phóng đi đâu?

Chúng có thể tấn công một số khu vực gần như không có sự sống của Nga ở Viễn Đông, cộng với (thành phố) Petropavlovsk-Kamchatsky và Anadyr- những mục tiêu không thuộc diện tối ưu quan trọng.

Thành thử, sẽ là vô nghĩa nếu (Mỹ) bố trí những tên lửa như vậy tại Alaska. Nhưng với Nga, sẽ lại rất có lý nếu bố trí các tên lửa đạn đạo tầm trung ở Chukotka. Khi đó, tên lửa Nga có thể với tới không chỉ có Alaska, mà còn cả Seattle – tại đây có các nhà máy chế tạo máy bay lớn, các hầm phóng tên lửa tại Montana và North Dakota.

Để làm được điều này, có lẽ, chỉ cần chúng ta triển khai Iskander ở Chukotka là thừa đủ. Những tên lửa Iskander này sẽ thể đánh bại các thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ.

"Chính vì vậy, người Mỹ cần phải suy nghĩ cả mười lần trước khi triển khai tên lửa tại Alaska", chuyên gia Nga khẳng định.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm