Quốc tế

'Ngân sách Mỹ tăng gấp 10 lần cũng không chặn được Burevestnik'

Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, dù ngân sách Mỹ dành cho quốc phòng có tăng gấp 10 lần cũng không thể chặn được tên lửa Burevestnik.

Nga chê Mỹ ‘ngây thơ’ khi diễn tập tiêu diệt S-400 / Màn ‘so găng’ thú vị giữa Tomahawk của Mỹ và Zircon của Nga

Nhận định của chuyên gia hàng đầu Nga đưa ra khi nói về việc Nga chính thức trang bị tên lửa siêu vượt âm Avangard và tên lửa hành trình mang động cơ hạt nhân Burevestnik.

'Ngan sach My tang gap 10 lan cung khong chan duoc Burevestnik'
Nga thử nghiệm Burevestnik.

"Được biết, để hạ gục thành công mục tiêu, tên lửa phòng không phải được dẫn đường đến điểm trước, tức là phải tính toán quỹ đạo của mục tiêu, sau đó mới dẫn đường cho tên lửa đến điểm này.

Tốc độ đầu đạn Avangard của Nga không cho phép tên lửa phòng thủ của Mỹ tính toán được đường bay của nó, điều này khiến vũ khí này trở nên bất khả xâm phạm trước hệ thống phòng thủ tên lửa", chuyên gia Viktor Murakhovsky nói.

Trong khi đó theo ông này, việc đối phó với tên lửa hành trình tầm bắn vô hạn Burevestnik của Nga cũng là điều không thể với phòng thủ Mỹ.

"Không thể tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa chặn mọi hướng, hay nói đúng hơn là có thể thực hiện được, nhưng ngay cả 10 ngân sách quân sự của Mỹ cũng không đủ cho việc này.

Các tuyến bay của Burevestnik được bố trí theo cách có thể vượt qua tất cả các khu vực phòng thủ tên lửa. Để bao phủ toàn bộ lãnh thổ của mình, người Mỹ cần phải tạo ra trường radar liên tục ở độ cao thấp và hệ thống phòng không chặn mọi hướng", ông Murakhovsky nói.

Cùng với đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), Tiến sĩ khoa học lịch sử Alexey Podberezkin cho biết:

"Các hệ thống vũ khí mới của Nga, bao gồm tên lửa Burevestnik, đây là những hệ thống thay đổi cán cân chiến lược khá rõ ràng. Theo đó, chúng làm mất giá trị nhiều chương trình của Mỹ liên quan đến nỗ lực tiến hành cuộc tấn công.

 

Trong hệ thống tên lửa Burevestnik, tên lửa có tầm bắn không giới hạn, nó có thể tấn công từ bất kỳ hướng chiến lược nào. Và điều này có nghĩa là các hệ thống phòng không và tên lửa do Mỹ tạo ra trong 25 năm qua đã tiêu tốn hàng chục tỉ USD".

Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich thuộc Ủy ban Hội đồng Quốc phòng và An ninh Nga cũng cho rằng, những lo ngại của người Mỹ về các tên lửa mới của Nga là vì Mỹ sẽ không có bất cứ loại vũ khí nào như vậy trong khoảng 20 năm nữa.

Việc Mỹ muốn mở rộng phạm vi của hiệp ước START-3 đối với tên lửa Burevestnik và ngư lôi Poseidon là nỗ lực lặp lại của 40 năm trước. Ông Klintsevich nhớ lại sự chấm dứt đơn phương của người Mỹ trong Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

"Người Mỹ đã buộc tội chúng tôi vi phạm thỏa thuận này và khi nó không còn tồn tại, họ đã thử một tên lửa hành trình mới đúng một tháng sau đó", nghị sĩ Klintsevich nói.

Điều đặc biệt là trong khi giới quân sự Mỹ đang đặc biệt quan ngại với cặp vũ khí mới của nga thì hồi đầu năm 2020, Tổng thống Donald Trump tuyên bố trên Twitter rằng, Mỹ có công nghệ tương tự tên lửa dùng động cơ hạt nhân Burevestnik nhưng tiên tiến hơn nhiều.

 

Tuyên bố của ông chủ Nhà trắng được đăng tải khi nói về những thông tin Mỹ thu thập được thông tin về vụ nổ tên lửa mang động cơ hạt nhân Burevestnik (NATO định danh là SSC-X-9 Skyfall) của Nga.

"Vụ nổ tên lửa Skyfall khiến nhiều người lo ngại về chất lượng không khí gần bãi thử và xa hơn thế. Đó là điều không tốt. Hiện Mỹ cũng có công nghệ tương tự Skyfall nhưng tiên tiến hơn so với mẫu động cơ tên lửa Nga phát nổ trong thử nghiệm. Mỹ đang học hỏi rất nhiều từ vụ thử tên lửa thất bại này", ông Trump viết.

Ngay sau tuyên bố của ông Trump, giới chuyên gia cho rằng, Mỹ là quốc gia thứ 2 đang theo đuổi chương trình tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân.

Khả năng này hoàn toàn có thể bởi ngay từ thời Chiến tranh lạnh, Mỹ đã phát triển thành công loại tên lửa không giới hạn về tầm bắn này với định danh Dự án Pluto. Thiết kế của động cơ rất đơn giản, về cơ bản không có bộ phận chuyển động.

Khi tên lửa được phóng đi, vận tốc không khí đi qua ống dẫn đủ nhanh để cho phép động cơ hoạt động, lò phản ứng hạt nhân sẽ làm nóng không khí đi vào, nơi nó giãn nở và được xả ra từ vòi phụt, cung cấp cả lực đẩy rất lớn so với nhiên liệu thông thường.

 

Sau khi đã đạt được những thành công nhất định với Dự án Pluto, những nhà lãnh đạo và giới quân sự Mỹ mới hiểu ra rằng, công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã chứng minh sự dễ dàng trong chế tạo và phát triển, làm giảm nhu cầu vào tên lửa hành trình đặc biệt này.

Do vậy đến ngày 1/7/1964, bảy năm rưỡi sau khi khởi động, Dự án Pluto đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, với việc Nga bắt tay vào phát triển và thử nghiệm với chương trình tên lửa Skyfall với động cơ hạt nhân, khả năng Mỹ hồi sinh Dự án Pluto với những nâng cấp mới là hoàn toàn có thể.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm