Quốc tế

Mỹ "tấn công" tới tấp, vũ khí hiện đại cỡ nào cũng không cứu nổi Nga

Truyền thông Nga nhận định, lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ nhằm vào các quốc gia mua vũ khí của Moscow sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Nga nói đang bàn thảo về việc xuất khẩu tiêm kích Su-57, nước nào là khách hàng? / Không quân Nga tăng gấp đôi lực lượng tấn công bằng vũ khí siêu vượt âm

Trong một bài viết mới đây trên tờ Topcor, chuyên gia quân sự người Nga Sergey Marzhetsky nhận định các lệnh trừng phạt bổ sung mà Mỹ đang áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ vì mua các hệ thống phòng không tầm xa S-400 "Triumf" là nhằm làm suy yếu ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Nga.

Cùng với lệnh trừng phạt bổ sung áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ, phía Mỹ cũng cập nhật danh sách các công ty Nga nằm trong diện cấm vận, hầu hết đều là tập đoàn công nghệ hoặc quốc phòng hàng đầu của Moscow như Rostec, Rosatom, Roscosmos, UEC, UAC, Tupolev, Irkut, Sukhoi Civil Aircraft, Rosoboronexport và một số doanh nghiệp khác.

Thậm chí một số cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga cũng bị đưa vào danh sách trên.

Giờ đây, nếu các công ty Nga muốn mua, bán các hàng hóa hoặc công nghệ có liên quan đến Mỹ thì cần phải có một giấy phép đặc biệt từ Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ. Đây sẽ là rào cản lớn đối với CNQP Nga khi muốn tiếp cận một số công nghệ hay sản phẩm phụ dùng cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất vũ khí.

Ông Marzhetsky còn cho rằng các lệnh cấm vận của Mỹ không chỉ đánh vào sự phụ thuộc của CNQP Nga đối với một số linh kiện phải nhập khẩu mà còn cả khả năng tiếp cận của vũ khí Nga đến các thị trường nước ngoài, đây rõ ràng là một vấn đề nghiêm trọng. Vậy công nghiệp quốc phòng Nga cần phải làm gì để vượt qua những thách thức hiện tại?

Mỹ đánh vào điểm yếu chí mạng của "vũ khí" Nga

Theo Marzhetsky, việc công nghiệp quốc phòng Nga sử dụng số lượng lớn linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài để chế tạo vũ khí không có gì là bí mật. Sau khi Liên Xô tan rã, có tới 1/3 số tổ hợp công nghiệp của Liên Xô được đặt tại các nước cộng hòa. Cho đến năm 2014, hầu hết các quốc gia này đều nằm trong vùng ảnh hưởng của Moscow nhưng sau đó mọi thứ dần thay đổi.

Cùng với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine, Kiev bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hàng không và đóng tàu Nga. Điều này gây ra khó khăn lớn cho Moscow nhưng ngành công nghiệp của nước này vẫn có thể trụ vững và từng bước thay thế các linh kiện nhập khẩu từ Ukraine bằng các sản phẩm nội địa.

Mỹ tấn công tới tấp, vũ khí hiện đại cỡ nào cũng không cứu nổi Nga: Moscow trả giá đắt - Ảnh 2.

Su-57 - Tiêm kích tàng hình đầu tiên của Nga bên trong dây chuyền lắp ráp ở nhà máy Komsomolsk-on-Amur. Ảnh: UAC.

Thế những người Mỹ chưa dừng lại, sau Ukraine họ bắt đầu chuyển hướng "tấn công" sang các nước phương Tây chuyên cung cấp linh kiện cho CNQP Nga. Do thiếu sự đầu tư đúng mức vào công nghệ chế tạo vi mạch điện tử, Nga phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung cấp linh kiện công nghệ cao từ các nước châu Âu là thành viên của NATO tức đối thủ tiềm tàng của Moscow.

Marzhetsky nhận định lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ giống như "một quả bom nguyên tử" đối với tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga vốn đang quen ỷ lại việc dùng tiền mua các linh kiện công nghệ cao từ "kẻ thù" thay vì tự sản xuất. Moscow giờ đây sẽ phải trả giá đắt vì điều này.

Dmitry Rogozin, cựu Phó Thủ tướng Nga phụ trách các vấn đề về công nghiệp quốc phòng từng cay đắng thừa nhận rằng các linh kiện công nghệ cao của châu Âu được sử dụng trong 640 mẫu thiết bị quân sự của Nga, phần lớn là các thiết bị điện tử và quang học. Đây là con số rất đáng báo động đối với CNQP Nga.

Có thể nói các lệnh trừng phạt của Mỹ đã đánh trúng điểm yếu chí mạng của CNQP Nga. Tất nhiên, Moscow cũng tìm cách khắc phục nhược điểm trên với kế hoạch đến năm 2025 thay thế toàn bộ linh kiện châu Âu trong 826 mẫu vũ khí của nước này, những kết quả ban đầu cho thấy người Nga đang đi đúng hướng.

Làn sóng "tẩy chay" vũ khí Nga

 

Ngoài việc ngăn Moscow ngăn tiếp cận các công nghệ từ các nước phương Tây, Mỹ còn cố gắng "bóp chết" thị phần của Nga trên thị trường vũ khí thế giới bằng các lệnh trừng phạt đối với bất cứ quốc gia nào mua các sản phẩm quốc phòng nằm trong danh sách cấm từ Nga. Vấn đề này còn nghiệm trọng hơn cả việc thiếu nguồn cung linh kiện cho hoạt động sản xuất vũ khí.

Mỹ tấn công tới tấp, vũ khí hiện đại cỡ nào cũng không cứu nổi Nga: Moscow trả giá đắt - Ảnh 3.

Các lệnh cấm vận của Mỹ sẽ khiến nhiều quốc gia phải đắn đo kỹ lưỡng trước khi mua vũ khí từ Nga. Ảnh: Anatoly Maltsev.

Marzhetsky cho biết, từ lâu Nga đã được biết tới như quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Trước các lệnh trừng, vị trị này đang dần rơi vào tay Trung Quốc.

Có một thực tế là vũ khí Nga chủ yếu được mua bởi các nước thuộc thế giới thứ 2 hoặc thứ 3, vốn chuộng các loại vũ khí có giá thành tương đối và đi kèm chất lượng. Nhưng các khách hàng truyền thống của Nga có thể sẽ thay đổi lựa chọn của họ bởi các lệnh trừng phạt.

Theo Marzhetsky không phải tự nhiên mà Moscow xem hợp đồng S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ là một thắng lợi lớn về địa chính trị. Ankara tỏ ra quan điểm sẵn sàng đón nhận các lệnh trừng phạt của Mỹ để có được S-400. Đây là tín hiệu cho thấy các cường quốc như Trung Quốc hay Ấn Độ sẽ không ngại lệnh trừng phạt của Mỹ trong việc mua sắm các loại vũ khí mà họ cần từ Nga.

 

Tuy nhiên, đó là các nước lớn, còn các nước nhỏ hơn sẽ phải đắn đo trước khi ra quyết định bởi ảnh hưởng chính trị của Mỹ ở các nước thuộc thế giới thứ hai và thứ ba rõ ràng lớn hơn nhiều so với Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm