Quốc tế

'Quả đắng' Đức phải nhận khi mua RQ-4E Mỹ

Việc chiếc siêu UAV trinh sát RQ-4E của Đức không được triển khai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thiếu an toàn bay.

Akinci Thổ Nhĩ Kỳ mang động cơ ngoại, khoang vũ khí như F-35 / Ba tàu ngầm hạt nhân Nga trang bị vũ khí hạt nhân "tấn công" Mỹ từ Bắc Cực

Theo hãng tin quân sự Augen geradeaus của Đức, quân đội nước này chuẩn bị đưa máy bay không người lái (UAV) RQ-4E và đài điều khiển mặt đất vào bảo tàng lịch sử quân sự ở sân bay Berlin-Gatow, bắt đầu trưng bày từ năm 2022.

Quyết định được đưa ra sau khi thỏa thuận bán chiếc RQ-4E cho Canada sụp đổ. Chương trình UAV RQ-4E được Berlin khởi động cuối những năm 2000 nhằm thay thế phi đội máy bay trinh sát điện tử Dassault-Breguet Atlantique đã già cỗi của không quân hải quân.

Qua dang Duc phai nhan khi mua RQ-4E My
Máy bay RQ-4E.

Không quân Đức đặt mua mẫu UAV được Mỹ phát triển từ dòng RQ-4B Block 20 và dự kiến trang bị hệ thống tình báo tín hiệu (SIGINT) do Airbus sản xuất. Nó được gọi là Euro Hawk, đặt theo tên Global Hawk của dòng RQ-4, xuất xưởng ngày 8/10/2009 và bay thử chuyến đầu ngày 29/6/2010.

Nguyên mẫu RQ-4E của Đức trải qua nhiều tháng bay thử tại Mỹ, trước khi đáp xuống căn cứ Manching tại Đức ngày 21/7/2011 để lắp hệ thống SIGINT. Không quân Đức tiến hành bay thử và đào tạo phi công đến hết nửa đầu năm 2012.

Nhưng toàn bộ dự án RQ-4E bị coi là thảm họa khi liên tục chậm tiến độ, đội chi phí và không đáp ứng các yêu cầu cấp phép bay tại châu Âu. Hàng loạt vấn đề với hệ thống kiểm soát bay được phát hiện trong giai đoạn thử nghiệm, quá trình cấp phép tại Đức cũng bị đình trệ do nhà sản xuất Northrop Grumman không chia sẻ dữ liệu kỹ thuật với giới chức Đức.

Không những vậy, chiếc Euro Hawk còn không được cấp giấy phép bay theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) vì không có hệ thống cảnh báo va chạm trên không, khiến nó không được hoạt động trên không phận châu Âu hoặc các nước thành viên ICAO.

Số tiền dành cho cấp phép có thể lên tới 780 triệu USD, trong khi quy định pháp lý của ICAO và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) khiến chiếc RQ-4E không thể cất cánh khỏi căn cứ để huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ tác chiến.

 

Đức thông báo đình chỉ toàn bộ dự án RQ-4E ngày 15/5/2013 với lý do trở ngại trong cấp phép bay sau khi đã đầu tư 793,5 triệu USD. Máy bay RQ-4E bị tháo bỏ toàn bộ hệ thống tác chiến và được niêm cất ở căn cứ Manching, trong khi Đức tìm cách đàm phán bán nó lại cho Canada.

Nhưng thương vụ tiềm năng với Canada sau đó cũng bị hủy bỏ, dường như do chiếc RQ-4E thiếu những hệ thống quan trọng, khiến nó không thể trở lại hoạt động và buộc phải vào đưa chúng vào viện bảo tàng tại Berlin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm